5/5 - (2 bình chọn)

8 bài văn tả chiếc cặp sách của em hay nhất

Cập nhật 23/02/2024
Tác giả / Reviewer
Chuyên mục Cuộc Sống
Thể loại Thơ

Viết bài văn miêu tả chiếc cặp sách là đề bài thường được cô giáo đưa ra cho học sinh bậc tiểu học để giúp các em có được những từ ngữ tự nhiên, gần gũi nhất để nói về đồ vật quen thuộc của các em đó là chiếc cặp sách vẫn hàng ngày cùng em đến trường.

Đôi khi, những bậc phụ huynh như chúng ta cũng cần có những gợi ý hay giúp con trẻ có thêm ngôn từ sử dụng, dùng câu được tốt hơn. Hãy cùng topAZ liệt kê những bài văn mẫu hay và đưa chi tiết dàn ý của việc xử lý đề bài miêu tả chiếc cặp sách.

Bài văn miêu tả cặp sách đến trường của em
Cặp sách (Balo) cùng em đến trường

Top 8 bài văn mẫu về tả chiếc cặp sách hay nhất

Danh sách dưới đây mang tính chất tham khảo, phụ huynh & học sinh nên vận dụng thích hợp nhất

#01

Bài văn tả chiếc cặp: Mẫu gợi ý 1

Em có một người bạn rất đặc biệt, người mà theo em đi tới lớp hằng, cùng em trải qua những bài học thật bổ ích, đó chính là chiếc cặp sách. Chiếc cặp là món quà mẹ mua cho tôi vào dịp đầu năm học.

Chiếc cặp hình chữ nhật, được làm bằng da. Người thợ làm cặp đã khéo léo may cho nó một chiếc áo choàng vải rực rỡ sắc màu. Thân cặp màu hồng, bao gồm hai ngăn to và một ngăn kéo khóa ở giữa. Một ngăn em đựng sách, một ngăn em đựng vở. Ngăn kéo khóa ở giữa em đựng cuốn sổ nhỏ và mấy thứ đồ chơi nho nhỏ. Bên ngoài cũng có một ngăn kéo khóa, màu xanh dương điểm hình ông mặt trời và những đám mây cùng dòng chữ “Hami”. Em thường đựng hộp bút vào ngăn đó. Để bảo vệ cho mấy ngăn này, chiếc nắp cài lúc nào cũng rủ xuống để che chắn. Em thích chiếc cặp này bởi trên mặt của nắp đậy có dán hình ba cô công chúa Elsa đang đứng trước tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ. Các cô khoác trên mình bộ váy bồng bềnh, lộng lẫy. Khi khoác chiếc cặp trên vai, em phải cài nút nắp với dây nút bên dưới. Hai chiếc nút màu hồng nho nhỏ, chỉ cần ấn vào là có thể mở ra, mở vào. Trên cùng, một chiếc quai xách êm mềm được gắn chặt với cặp. Hai bên cặp còn có hai chiếc túi nho nhỏ, em có thể đựng chai nước hay mấy đồ dùng nhỏ. Một bộ phận không thể thiếu của chiếc cặp chính là hai chiếc quai đằng sau. Hai chiếc quai này được làm bằng vải mềm nhưng rất chắc chắn. Nhờ có nó, em đã đeo cặp trên vai mình mỗi ngày. Đã gần một năm học trôi qua, chiếc cặp vẫn mới nguyên như ngày đầu bởi em luôn gìn giữ nó cẩn thận. Em còn trang trí thêm cho nó bằng một chiếc móc khóa hình chú thỏ trắng xinh xắn.

Mỗi ngày mới tới, chiếc cặp như cũng háo hức cùng em tới trường nên lặng yên chờ đợi. Em rất thích chiếc cặp sách này và coi nó như một người bạn thân thiết của mình vậy.

#02

Bài văn tả chiếc cặp: Mẫu gợi ý 2

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quầy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rưỡi, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng tăng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hè phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. “Tách! Tách!” Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghẹ thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vải nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thứ nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiểm tra in sẵn…

Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.

#03

Bài văn tả chiếc cặp: Mẫu gợi ý 3

Kỉ niệm về những giờ phút đầu có chiếc cặp in đậm mãi trong em. Đó là ngày tựu trường năm học mới. Chiếc cặp mà bố em gửi bằng đường bưu điện từ Thành phố Hồ Chí Minh về cho em đúng vào dịp khai trường. Chao ôi! Một chiếc cặp mà em hằng ao ước bấy lâu nay.

Đó là một chiếc cặp giả da màu đen huyền như màu tóc của thiếu nữ đang độ thanh xuân. Chiếc cặp to bằng cuốn sổ ghi điểm của cô em. Nó vừa có quai đeo vào hai vai, lại vừa có cả quai xách như của Loan của Phượng ngồi cạnh em. Mặt cặp không trơn bóng như bao chiếc cặp làm bằng vải mủ mà nó nham nhám hình ngói lợp. Phía trước mặt cặp là một ngăn làm bằng tấm mica trong có dây kéo. Ngăn này em dùng để tấm vải mưa. Bên ngoài cặp là bức tranh lụa in hình cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương. Trên cầu, vài cô nữ sinh áo trắng với chiếc nón bài thơ đang lững thững qua cầu. Xung quanh cặp được viền bằng một đường chỉ khâu màu hồng nhạt vừa có tác dụng làm cho các mép cặp chắc cứng vừa tạo ra một đường nét trang trí sắc sảo. Phía giữa hai quai cặp là một dây kéo nối hai mặt cặp lại với nhau. Mỗi lần mở cặp, em chỉ việc cầm núm khóa kéo một đường thì hai mặt cặp mở ra, đồng thời nó phát ra một âm thanh là lạ như âm thanh của tiếng lụa xé. Phía trong có hai ngăn được lót bằng thứ vải mỏng như vải dù màu nâu sẫm. Ngăn lớn em đựng sách giáo khoa và các quyển vở học trong ngày. Còn ngăn kia, em đựng các đồ dùng học tập và bọc giấy kiểm tra được in sẵn. Tất cả đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp, thứ tự chẳng bao giờ bị mất mát, hư hỏng như trước đây đựng vào cái túi vải.

Vậy là ngay từ đầu năm học lớp Bốn này, em đã có một chiếc cặp sách mới như của Loan, của Phượng rồi! Chiếc cặp mới sẽ cùng em dự ngày vui của ngày hội khai trường.

Bài văn mẫu tả cặp sách của em đến trường

#04

Bài văn tả chiếc cặp: Mẫu gợi ý 4

Kỉ niệm về những giờ phút đầu có chiếc cặp in đậm mãi trong tôi. Đó là ngày tựu trường năm học mới. Chiếc cặp mà mẹ gửi bằng đường bưu điện từ cô đô Huế về cho tôi đúng vào dịp khai trường. Chao ôi! Một chiếc cặp mà tôi hằng mong ước bấy lâu nay.

Đó là một chiếc cặp giả da, màu đen huyền, to hơn sổ ghi điểm của cô giáo. Nó vữa có quai đeo vừa cổ quai xách rất tiện lợi. Mặt cặp không trơn bóng như bao chiếc cặp bằng ni lông tổng hợp mà có vẻ nham nham như vảy rồng vảy cá. Trông từ xa, mặt cặp nổi lên những đường vân đều đặn như một mái chùa lợp ngói cổ kính. Phía trước mặt cặp là một ngăn làm bằng tấm mica trong suốt có lồng một bức tranh lụa in hình chiếc cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương. Trên cầu, vài cô nữ sinh áo dài trắng với chiếc nón bài thơ che nghiêng đang lững thững qua cầu. Xung quanh cặp được viền bằng một đường chỉ khâu màu hồng nhạt rất đẹp. Giữa hai mặt cặp là một đường dây kéo nối hai mặt cặp lại với nhau. Phía trong có hai ngăn được lót bằng thứ vải lụa mồng màu mận chín. Ngăn lớn tôi đựng sách giáo khoa và vở học trong ngày. Ngăn còn lại đựng đồ dùng học tập. Tất cả đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp.

Vậy là ngay từ đầu năm học lớp Bốn, tồi đã có một chiếc cặp sách mới như của Hà của Thủy rồi. Chiếc cặp mới sẽ cùng tôi đến lớp vui niềm vui của ngày hội khai trường. Tôi thầm cảm ơn mẹ tôi đã chăm lo chu đáo việc học cho tối từ cái nhỏ đến cái lớn. Tôi sẽ Cố gắng học giỏi như mẹ thường mong ước.

#05

Bài văn tả chiếc cặp: Mẫu gợi ý 5

Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!

Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cảm ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.

Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một đứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngồi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.

Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.

Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

#06

Bài văn tả chiếc cặp: Mẫu gợi ý 6

Năm lớp ba, em đạt học sinh giỏi. Cô em hứa sẽ mua cho em một cái cặp. Như lời hứa cô đã gửi về cho em chiếc cặp.

Cái cặp của em hình chữ nhật được làm bằng da. Chiều dài khoảng 30cm, chiều rộng của cặp khoảng 25 cm. cặp được sơn màu xanh da trời rất xinh xắn, trên nền cặp màu xanh da trời ấy nổi lên hình hai mẹ con chú hươu cao cổ đang gặm cỏ bên bờ suối rất dễ thương. Hai khóa được làm bằng i-nốc trắng bóng loáng gắn cân đối ở hai bên. Mỗi khi mở hay đóng tiếng khóa kêu “ lách… cách…”. Cặp có hai quai làm bằng vải dù rất chắc chắn có gắn hai móc để em có thể nới rộng ra và thu lại cho vừa người khi mang. Ngoài ra cặp còn có quai để xách cho tiện.

Mở cặp ra, em thấy có ba ngăn. Ngăn nào cũng đẹp. Ngăn thứ nhất em đựng sách, ngăn thứ hai em đựng vở và ngăn thứ ba em dùng đựng các dụng cụ học tập như thước kẻ, bút, phấn…

Mang chiếc cặp trên vai em vô cùng phấn khởi. Em rất biết ơn cô. Em thầm hứa sẽ giữ gìn cặp cẩn thận và chăm ngoan, cố gắng học tập thật giỏi.

#07

Bài văn tả chiếc cặp: Mẫu gợi ý 7

Chuẩn bị vào năm học mới em được bố mua cho sách vở, quần áo và đặc biệt là chiếc cặp sách nhỏ xinh, em rất thích món quà từ bố thân yêu.

Chiếc cặp sách của em có hình chữ nhật, sờ vào hơi ráp tay bởi làm từ chất liệu vải cứng, màu xanh da trời, kế bên là hình những anh em siêu nhân đang cầm vũ khí rất hoành tráng, đây đúng là chiếc cặp yêu thích của em. Giữa phần nắp cặp và thân cặp được gắn với nhau bằng móc nhựa, nhìn vậy chứ rất chắc chắn, móc này giúp giữ các đồ vật không bị rơi ra ngoài. Phía sau cặp là hai dây đeo được làm bằng vải rất êm dùng để đeo sau lưng, chiếc cặp còn có một quai xách phụ phía trên để xách bằng tay. Mở chiếc cặp ra có nhiều ngăn, bên trong cặp của em có năm ngăn, với hai ngăn rộng, hai ngăn nhỏ hơn và một ngăn nhỏ nhất. Các ngăn được khóa lại bằng phéc-mơ-tuya, ngăn lớn dùng để đựng sách vở, còn các ngăn nhỏ chứa bút, compa, cục tẩy… bên hông của cặp là những lưới nhỏ dùng để chứa nước rất tiện dụng. Chiếc cặp của em hệt như một ngôi nhà có nhiều phòng, mỗi ngăn có chức năng riêng giúp đồ đạc trong cặp không bị lộn xộn, nếu muốn lấy gì chỉ cần nhớ đúng ngăn là lấy nhanh, không mất quá nhiều thời gian.

Em rất yêu thích chiếc cặp này không chỉ vẻ ngoài đẹp, tiện dụng mà còn là món quà của bố. Sau khi sử dụng em giữ gìn cẩn thận, không để cặp bị ướt hoặc va đập mạnh, chiếc cặp là người bạn đồng hành thân thiết với em mỗi ngày.

#08

Bài văn tả chiếc cặp: Mẫu gợi ý 8

Là một người học sinh hàng ngày phải mang sách tới trường học tập thì một chiếc cặp sách là đồ vật vô cùng quan trọng. Đầu năm học mới, bà ngoại đã mua tặng em một chiếc cặp sách thật là đẹp. Vừa nhìn thấy nó em đã thích mê.

Khi ngoại mang nó về cho em, em đã thốt lên: chao ôi, chiếc cặp này thật là tuyệt! Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài khoảng ba mươi xăng-ti-mét, chiều rộng hai lăm xăng-ti-mét. Mình thấy mẹ bảo cặp được làm từ các sợi vải ni-lông rồi được các cô chú công nhân may lại nên nhìn nó rất chắc chắn. Nhìn từ bên ngoài, chiếc cặp vừa xinh với dáng người của em. Em quan sát thấy trên nắp cặp có trang trí hình ảnh rất đẹp mắt. Đó là hình nàng công chúa Elsa xinh đẹp với bộ váy màu xanh da trời trong suốt như thủy tinh. Công chúa Elsa là nhân vật hoạt hình mà em vô cùng yêu thích. Chiếc cặp này cùng với đôi giày mẹ mới mua cho em đúng là một chọn lựa vô cùng hoàn hảo. Ở phần cuối của nắp chiếc cặp có một chiếc khóa bằng i-nốc sáng choang, mỗi khi muốn mở cặp em chỉ cần ấn nhẹ nhàng vào đó là có thể đóng mở được dễ dàng. Bên dưới cặp có màu ghi xám nhìn giản dị nhưng cũng rất tinh tế. Có một điều rất tiện lợi ở bên sườn phải của cặp có hai ngăn lưới nhỏ, em thường đựng chai nước hoặc chiếc ô che nắng ở đó. Cặp có quai xách ở trên cùng và hai quai đeo đằng sau. Quai cặp được làm bằng sợi vải, vừa mềm vừa đẹp. Bên trong cặp được chia làm ba ngăn, một ngăn nhỏ có khóa kéo và hai ngăn lớn. Mỗi ngăn có một màu sắc khác nhau. Hai ngăn lớn em thường đựng sách và vở. Ngăn nhỏ em để hộp bút và cả một chiếc khăn tay rất xinh xắn nữa. Em thấy chiếc cặp giống như một chiếc tủ nhỏ của em khi đến trường vậy. Em có thể đựng tất cả đồ dùng học tập của bản thân khi đến trường mà không bao giờ sợ rơi vãi hay quên. Vì em luôn cẩn thận sắp xếp từ ở nhà.

Đó là một món quà tuyệt vời em được nhận từ bà ngoại. Em luôn yêu thích và dùng nó một cách cẩn thận. Chiếc cặp giống như một người bạn luôn đồng hành với em mỗi buổi tới trường đi học, bọn em gắn bó với nhau thật thân thiết để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Gợi ý dàn ý chi tiết xử lý bài văn miêu tả cặp sách

Mở bài

– Cái cặp là vật dụng gần gũi với em nhất.

– Cặp được mẹ mua cho vào dịp đầu năm học mới.

Thân bài

P1. Tả bao quát

– Cặp hình hộp chữ nhật.

– Làm bằng vải bò, có quai đeo.

P2. Tả chi tiết

– Mặt trước màu xanh lam, có trang trí hình hai chú cún con rất ngộ nghĩnh.

– Đường viền nắp cặp màu vàng, nổi bật trên mặt cặp.

– Khóa cặp làm bằng sắt xi bóng nhoáng.

– Mặt sau hình chữ nhật, màu xanh đậm hơn mặt trước.

– Dây đeo màu xanh đậm, lót xốp rất êm.

– Bên trong có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.

– Có một túi nhỏ để đựng đồ dùng học tập.

– Mỗi ngăn được ngăn cách một lớp vải dù, mềm và chắc.

– Mỗi khi đóng, mở khóa nghe lách cách.

Kết bài

– Cặp giúp em bảo quản sách vở.

– Cặp đồng hành với em tới trường.

– Cặp chứa dựng nguồn kiến thức.

– Em xem cặp như người bạn thân.

– Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền, đẹp.


Hy vọng dữ liệu được chia sẻ ở trên đã giúp bạn có được gợi ý tốt hơn để xử lý nút thắt trong việc sử dụng từ ngữ trong miêu tả.

Nếu bạn thấy bài mẫu nào là hay nhất, hãy để lại bình luận để giúp chúng tôi đưa vị trí được lựa chọn tốt hơn lên trên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những câu nói truyền động lực tích cực trong cuộc sống

70 Câu nói truyền động lực, giúp suy nghĩ tích cực trong cuộc sống

Cuộc sống vốn có rất nhiều niềm vui và nỗi buồn. Chúng ta càng lớn lên càng phải trải qua...

Lời chúc 8/3 dành cho vợ yêu, người yêu ngọt ngào nhất

88 Lời chúc ngày 8/3 (quốc tế phụ nữ) ý nghĩa & hay nhất

Một nửa thế giới được tôn vinh trong ngày 8/3 về những đóng góp, hy sinh thầm lặng, những giá...

Thu điếu, câu cá mùa thu của nhà thơ nguyễn khuyến

12 Bài phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến (1835-1909) là một nhà thơ Hán Nôm nổi tiếng của văn học Việt Nam ở thế kỷ XIX,...