TopAZ Review tham quan Trường Dục Thanh – Di Tích Lịch Sử Văn Hóa tại Phan Thiết
Không chỉ là đi du lịch, tận hưởng những khoảnh khắc vui chơi cùng nhau, đội ngũ TopAZ Review còn chọn cùng nhau ôn lại những giá trị của đất nước. Ngày 28/5/2023 vừa qua, trước thềm kỷ niệm 112 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Trên hành trình du lịch 3 ngày 2 đêm tại Phan Thiết, đội ngũ Topaz Review đã dừng chân ghé thăm ngôi Trường Dục Thanh lịch sử và đã có những trải nghiệm đáng nhớ tại đây.
TopAZ Review tham quan di tích lịch sử Trường Dục Thanh – Bình Thuận
Trường Dục Thanh, một di tích lịch sử quan trọng mà gia đình TopAZ đã lựa chọn, thực sự đáng để trải nghiệm. Trường đã được Bộ Văn Hóa nước ta công nhận Di Tích Lịch sử – Văn Hóa sau hơn 40 hoạt động và trở thành một điểm thu hút khách du lịch của thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Nhóm các thành viên TopAZ Review với khẩu hiện “Vững mạnh vươn xa” thể hiện sự quyết tâm vì một tập thể vững mạnh, đoàn kết cùng nhau chinh phục những mục tiêu to lớn vinh quang. Trong đó, chuyến tham quan di tích lịch sử này đã là một bước chuyển tiếp cho những thành công tuyệt vời.
Theo lịch trình, trên tuyến đường bon bon tới địa điểm vui chơi, sau những trận cười hả hê, đoàn chúng tôi dừng chân tại di tích lịch sử của tình Bình Thuận. Nơi mà chưa một ai trong đội ngũ chúng tôi từng được tham quan và cũng có cả những thành viên chưa từng biết đến sự tồn tại của một địa điểm mang ý nghĩ lịch sử lớn như thế này.
Nhắc tới Phan Thiết là cả đoàn chúng tôi nghĩ ngay đến những cơn sóng, những bãi biển thật đẹp, hay những bữa ăn hải sản thật no nê. Nhưng không phải ai cũng biết rằng Phan Thiết còn nổi tiếng với Trường Dục Thanh – nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy học trước khi vào Sài Gòn và đi tìm đường cứu nước.
Trường Dục Thanh – Nơi ghi ấn dấu tích lịch sử của Chủ Tịch vĩ đại
Năm 1907, Dục Thanh Học Hiệu được thành lập tại làng Thành Đức thời lúc bấy giờ và sau này có tên trường Dục Thanh như hiện nay. Ngôi trường nằm ngay bên bờ sông Cà Ty thuộc tỉnh Bình Thuận tại địa chỉ số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Vào năm ấy, các nhà nho yêu nước đã kết hợp cùng một số sĩ phu thành lập nên trường để hưởng ứng phong trào Duy Tân, dưới sự tài trợ của phú gia yêu nước Huỳnh Văn Đẩu và Liên Thành Thương Quấn. Do đó, tất cả các học sinh tại học tại trường đều được giáo dục miễn phí và không cần đóng góp chi phí học tập, xây dựng trường.
Trường Dục Thanh là một ngôi trường tiến bộ không chỉ dạy học cho các con em của phú gia giàu có mà còn nhận những con em hiếu học của dân nghèo yêu nước. Nơi đây thu hút nhiều học sinh từ Sài Gòn, Hội An, Đà Nẵng và nhiều địa phương khác.
Trong đội ngũ giáo viên tại trường, có thầy giáo Nguyễn Tất Thành là một thầy giáo trẻ nhất khi chỉ mới 20 tuổi. Ông đảm nhiệm bộ môn thể dục kiêm là trợ giảng cho các bộ môn Quốc Ngữ, Hán Văn vào thời gian trống. Nhờ công sức của các thầy cô, nhiều mầm non sáng lạng lúc bấy giờ đã được tiếp nối kiến thức và được hưởng nền giáo dục tiên tiến.
Cả đoàn rất hào hứng khi bước chân vào di tích lịch sử Trường Dục Thanh. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, chúng tôi đã cảm nhận được không khí trang nghiêm và tôn trọng đối với di tích lịch sử này. Khuôn viên trường rực rỡ với những cây cổ thụ, tiểu cảnh đẹp mắt, tạo nên một không gian yên bình, trầm mặc.
Hôm ấy là vào ngày Chủ Nhật, nên khách đến tham quan cũng khá đông. Hầu hết các vị trí đều có người đứng say sưa với các bức tranh về Hồ Chủ Tịch hay các kiến trúc nhà cổ, các cây cổ thụ đẹp mắt.
Trước khi tự do tìm hiểu các phần còn lại theo sở thích, đội ngũ chúng tôi cùng các đoàn khách khác được ngồi lại trong lớp học, nơi các học sinh thời bấy giờ từng tham gia học tập bởi thầy Nguyễn Tất Thành và các thầy cô khác. Cùng nhau lắng nghe cô hướng dẫn viên chia sẻ những câu chuyện chưa từng được biết đến, những kỷ niệm và các cấu trúc của ngôi trường thời ấy cùng những thay đổi cho tới tận bây giờ để gìn giữ giá trị, dấu ấn nơi đây.
Bầu trời Phan Thiết có nắng khá gắt, nhưng khi được ngồi vào không gian vỏn vẹn chỉ với 21 bộ bàn ghế cho cả lớp là lớp nhất, nhì, ba (tương ứng cấp độ tiểu học từ lớp 5 trở về lớp 2 thời hiện tại). Theo cô kể, lớp chỉ chứa được khoảng 60 học sinh, nhưng hôm nay, mọi người đều hào hứng để lắng nghe những chia sẻ của cô, nên đều cố gắng hiện diện rất đông. Chúng tôi có người đứng, có người chen chúc ngồi trên các hàng ghế để tập trung như những học sinh thực thụ.
Tại khu nhà chung được làm hoàn toàn bằng gỗ bao gồm 1 lớp học, một khu vực bà thờ cụ Nguyễn Thông và nhà Ngư. Thiết kế nhà ba gian đặc biệt với mái ngói âm dương và nền gạch bát tràng.
Tất cả cấu trúc của ngôi nhà và toàn bộ khuôn viên tất nhiên là đều được tu sửa để có thể tồn tại bền vững tới tận bây giờ. Song, sự thay đổi là không đáng kể để các nét lịch sử và sự cổ kính vẫn còn mãi được lưu giữ mãi như những gì chúng tôi đã tham quan ngày hôm đó.
Khám phá giá trị giáo dục thời kỳ lịch sử
Sau bài chia sẻ, cô hướng dẫn viên tiếp tục dẫn cả đoàn đến khu vực bàn thời và tiếp đến là nhà Ngư. Khám phá Nhà Ngư, nơi trưng dụng các ngư cụ và cũng là nơi thầy giáo, học trò nội trú. Chúng tôi đã có cơ hội nhìn thấy cuộc sống hàng ngày của những người đã từng sống và học tại trường này. Những bộ bàn ghế cổ kính và các dụng cụ trưng bày đã khơi gợi sự tò mò, tưởng tượng về quá khứ.
Trong quá trình tham quan, chúng tôi cũng được dạo quanh khuôn viên trường và khám phá các cấu trúc kiến trúc độc đáo của các khu phòng xung quanh và một cây khế đã tồn tại phía sau nhà chung từ khá lâu đời.
Những bảng đen cổ kính trên tường nhắc nhở chúng tôi về những ngày thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học tại đây. Cảm giác đứng trước bảng đen và nhìn ra khung cảnh xung quanh đã khiến chúng tôi hiểu sâu hơn về quãng thời gian Bác Hồ dạy học, truyền đạt tình yêu quê hương cho các học trò.
Một điểm đáng chú ý khác là Ngọa Du Sào, nơi các thầy giáo và nhà nho hội tụ để bàn việc, thảo luận. Cảm giác đứng trên sân và ngắm nhìn phía sau cửa sổ đã khiến chúng tôi cảm nhận được không gian trầm lắng, cảm nhận được sự hiền hòa và tư tưởng cao cả của những người đã từng đến đây.
Cô hướng dẫn viên kết thúc nhiệm vụ, mỗi người được tự do dạo quanh các khu vực theo thị hiếu riêng. Có người chọn ngắm những bức ảnh về hoạt động của Bác Hồ thời lúc bấy giờ. Có người say sưa với kiến trúc nhà gỗ đặc sắc cũng có những chị em cùng nhau ghi lại kỷ niệm với các bức ảnh thật đẹp bên hoa lá, cây cối tuyệt đẹp trong khuôn viên trường.
Sau khoảng 30 phút, cả toàn tụ họp trước công trường, cùng nhau tranh thủ chụp ảnh lưu niệm tại nơi đây. Tiếp tục chuyến hành trình tới biển với những câu chuyện cười tiếp nối những pha trêu chọc hài hước.
Trường cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 24km. Do đó, nếu bạn sống xung quanh khu vực này có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe hơi đến đây. Chỗ đậu xe cũng khá rộng rãi, có thể chứa cả xe khách lớn và hoàn toàn không thu phí vé vào cổng.
Tiếp nối giá trị từ những bài học lịch sử
Có thể nói, nhờ chuyến đi này, các thành viên TopAZ Review đã được mở rộng kiến thức lịch sử. Không chỉ là về Chủ Tịch Hồ Chí Minh mà còn là về những hạn chế và sự nỗ lực của cả thầy cô, học sinh cùng người dân thời xưa.
Nhờ đó, chúng tôi cũng hiểu được và có cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị của những gì ông cha ta, các vị anh hùng đã để lại. Trân trọng nền giáo dục và tận dụng các kiến thức để trở thành người hữu ích cho đất nước.
Như chính thầy giáo Nguyễn Tất Thành và các thầy cô của Dục Thanh Học Viện, dành hết tâm huyết vào sự nghiệp dạy học vì các mầm non tương lai của đất nước. Chúng tôi, những thành viên cũng TopAZ Review cũng sẽ tiếp nối sự tận tâm, nhiệt huyết, phụng sự cộng đồng.
TopAZ Review luôn nỗ lực từng ngày để tạo nên những giá trị tốt đẹp đối với xã hội thông qua các nội dung đánh giá chân thực, trách nhiệm, khách quan để hướng người dùng tiếp cận được các dịch vụ, doanh nghiệp, đơn vị tốt, uy tín hàng đầu. Cùng đoàn kết xây dựng thành công mạnh mẽ trên hành trình “Vững mạnh vươn xa” vì sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai của cả tập thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!