Cách chăm sóc mũi sau khi tiêm filler để không gây biến chứng
Top | Cty / Đơn vị / Sản phẩm | Xếp hạng |
---|---|---|
Các biến chứng phổ biến sau khi tiêm filler mũi [Xem chi tiết] |
Muốn đảm bảo hiệu quả làm đẹp tối đa, phái nữ cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách chăm sóc mũi sau khi tiêm filler để không gây ra biến chứng.
Tiêm filler là gì?
Tiêm filler là một trong những công nghệ thẩm mỹ nội khoa phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên tắc tiêm trực tiếp chất làm đầy vào lớp trung bì của da nhằm xóa mờ vết nhăn, cải thiện sẹo lõm cũng như đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa trên má, môi, cằm, thái dương.
Đây là kỹ thuật làm đẹp có mức độ xâm lấn tối thiểu với quy trình tinh gọn, đơn giản, thời gian hồi phục nhanh chóng và chế độ chăm sóc tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, đa số hợp chất làm đầy này đều có thể bị cơ thể hấp thụ. Do đó, tùy theo đặc điểm cơ địa và chế độ chăm sóc, hiệu quả tiêm filler chỉ có thể duy trì trong vài tháng đến vài năm.
Tiêm filler mũi bao lâu thì hết sưng?
Tiêm filler mũi là thủ thuật thẩm mỹ được nhiều chị em ưa chuộng bởi ưu điểm không xâm lấn, không gây đau đớn, không để lại sẹo và thời gian nghỉ dưỡng ngắn. Thế nhưng, sau khi tiến hành, một số khách hàng gặp phải tình trạng sưng phù, sượng cứng và dáng mũi mất tự nhiên. Do đó, “Tiêm filler bao lâu thì hết sưng?” là thắc mắc hàng đầu của rất nhiều người.
Các chuyên gia thẩm mỹ nhận định, thông thường, sau khi tiêm filler khoảng 2 – 3 tiếng, vùng mũi của độc giả sẽ không còn hiện tượng sưng đau. Sau 2 ngày đầu tiên, khu vực này bắt đầu trở nên tự nhiên và mềm mại hơn hẳn. Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa đặc thù, quãng thời gian hồi phục sẽ kéo dài 1 hơn bình thường 1 – 2 ngày. Trong những ngày này, bạn cần kiên nhẫn chờ đợi và chăm sóc mũi đúng cách nhằm thúc đẩy chất làm đầy nhanh chóng ổn định, đồng thời phát huy tác dụng tăng cường sản xuất collagen.
Nếu sau 3 – 5 ngày tiêm filler, phái đẹp vẫn cảm thấy sưng đau, khó chịu, dáng mũi mất tự nhiên, thậm chí xuất hiện dấu hiệu mưng mủ, bầm tím với những cơn đau nhức dữ dội thì rất có thể, bạn đang gặp phải biến chứng của kỹ thuật làm đẹp này. Khi đó, khách hàng nên đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thông thường, các biến chứng trên bắt nguồn từ việc bác sĩ tiêm filler sai vị trí, không đúng kỹ thuật hoặc do filler kém chất lượng.
Ngoài ra, vấn đề “Tiêm filler mũi bao lâu thì hết sưng?” còn phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
- Đặc điểm cơ địa: Thông thường, sau khi tiêm 1 – 2 ngày, vùng mũi của người có cơ địa lành sẽ hết sưng đau. Trong khi đó, tình trạng này có thể kéo dài khoảng 3 ngày ở khách hàng có cơ địa dữ.
- Trình độ chuyên môn của bác sĩ thẩm mỹ: Đây là yếu tố quyết định kết quả tiêm filler cũng như thời gian hồi phục của chị em. Những vị bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, kỹ thuật tốt luôn biết cách tiêm filler chuẩn xác, gọn gàng với lượng filler vừa đủ, đảm bảo kết quả làm đẹp như ý.
- Chất lượng của filler: Khi tiêm vào mũi loại filler chất lượng cao, có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng, tình trạng sưng phù chỉ kéo dài trong vòng vài tiếng đến tối đa 1 ngày và hoàn toàn không ảnh hưởng đến nhịp sống hàng ngày của bạn.
Một số lưu ý trước khi tiêm filler
Tiêm filler là một trong những công nghệ an toàn, hiệu quả với kết quả thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thủ thuật này, để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc, phái đẹp cần ghi nhớ những điều sau:
- Kiểm tra cẩn thận và xác định chính xác nguồn gốc, ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng của filler.
- Tuyệt đối không chấp nhận filler đã mở hộp hoặc không có mã vạch rõ ràng, tem nhãn chính hãng.
- Chỉ lựa chọn những loại chất làm đầy thuộc danh sách cho phép sử dụng của Bộ Y tế và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Juvederm và E.P.T.Q là hai loại filler được sử dụng rộng rãi nhất tại thị trường Việt Nam.
- Nắm vững thời điểm phát huy công dụng của từng loại filler. Thông thường, hiệu quả làm đẹp của các loại chất làm đầy sẽ dao động trong khoảng 6 tháng – 2 năm (tùy thuộc vào đặc điểm cơ địa và tính chất của từng loại filler).
- Trao đổi thật kỹ với bác sĩ thẩm mỹ về tình trạng sức khỏe và nhu cầu làm đẹp để được tư vấn lựa chọn loại filler phù hợp nhất.
- Kỹ thuật tiêm filler mũi không thích hợp với phụ nữ mang thai và những bệnh nhân tiểu đường, tim mạch.
- Nghiên cứu kỹ lưỡng về trình độ tay nghề của bác sĩ chuyên khoa cùng uy tín, chất lượng của bệnh viện thẩm mỹ mà bạn đang nhắm đến.
Hướng dẫn cách chăm sóc mũi sau khi tiêm filler
Tiêm filler mũi là phương pháp thẩm mỹ an toàn, hiệu quả, không gây đau đớn, không hình thành sẹo và hiếm khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, để sở hữu dáng mũi thanh thoát như ý sau thủ thuật này, bạn cần đảm bảo tuân thủ triệt để những cách chăm sóc sau:
- Không để vùng mũi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong tuần đầu tiên.
- Không đi tắm hơi hoặc ở trong căn phòng có nhiệt độ quá cao trong 2 tuần.
- Không xông hơi, đeo kính, massage, sờ nắn, đụng chạm trực tiếp vào vùng mũi ít nhất 2 tuần – 1 tháng.
- Tránh trang điểm trong vòng 12 tiếng đồng hồ sau khi tiêm chất làm đầy.
- Không chỉnh hình răng trong 2 tuần đầu tiên.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm tối đa.
- Tránh đeo khẩu trang quá chật.
- Tuyệt đối không dùng thuốc lá, cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga và các chất kích thích.
- Nằm ngửa với tư thế thư giãn, thoải mái, không nằm sấp và nằm nghiêng.
- Tránh sinh hoạt vợ chồng trong vòng tối thiểu 2 tuần.
- Hạn chế thức khuya, ngồi quá nhiều, nằm quá lâu.
- Chườm lạnh xung quanh vùng mũi 3 – 4 lần/ngày để giảm thiểu tình trạng sưng viêm.
- Chủ động che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài.
- Đi lại xung quanh nhà khi vùng mũi bắt đầu ổn định.
- Theo dõi quá trình hồi phục của mũi và tái khám đúng hẹn.
- Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau khi tiêm filler của bác sĩ chuyên khoa một cách nghiêm túc.
- Duy trì tâm trạng vui vẻ, tích cực, thường xuyên thiền định và tập yoga nhẹ nhàng.
- Sinh hoạt – nghỉ ngơi điều độ, hợp lý.
- Tránh làm việc nặng, mang vác đồ vật cồng kềnh.
- Tăng cường bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thịt cá và các loại hạt.
- Kiêng cữ rau muống, gạo nếp, thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ ngọt và các món ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau đúng liều lượng, theo chỉ định của bác sĩ thẩm mỹ.
Các biến chứng phổ biến sau khi tiêm filler mũi
Khi tiêm chất làm đầy tại các cơ sở thẩm mỹ không uy tín hoặc chăm sóc vùng mũi sai cách, khách hàng có thể gặp phải một trong các biến chứng sau:
- Filler bị lệch, tràn: Nếu bác sĩ tiêm filler sai vị trí hoặc quá nhiều thì filler sẽ bị dư thừa, sau đó chảy sang hai bên cánh mũi, khiến dáng mũi trở nên thô kệch, to bè.
- Filler vón cục: Khi đi vào cơ thể, các loại filler dỏm có thể vón cục và lộ rõ trên sống mũi, khiến sống mũi dị dạng, thô cứng, kém tự nhiên. Nếu không được xử lý kịp thời, vấn đề này sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, hoại tử.
- Vùng mũi sưng đỏ, bầm tím: Vùng mũi sưng nhẹ sau khi tiêm filler 2 – 3 ngày là điều hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong nhiều ngày thì bạn cần chủ động đi khám bác sĩ ngay lập tức. Biến chứng này có thể bắt nguồn từ filler kém chất lượng, bác sĩ non kém kinh nghiệm hoặc chăm sóc sai cách.
Thông thường, khi khách hàng gặp phải các biến chứng trên, bác sĩ thẩm mỹ sẽ kê thuốc kháng sinh và tiến hành tiêm tan chất làm đầy. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn không thuyên giảm, bác sĩ sẽ kiểm tra lần nữa và lấy hết phần filler còn lại trong mũi, cuối cùng phẫu thuật nâng mũi nhằm điều chỉnh dáng mũi sau biến chứng.
Tóm lại, cách chăm sóc mũi sau khi tiêm filler tương đối đơn giản. Vùng mũi sẽ nhanh chóng hồi phục và trở nên xinh đẹp như ý chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. Thế nhưng, khách hàng cần lưu ý, kết quả thẩm mỹ của công nghệ này chỉ có thể duy trì trong một khoảng thời gian ngắn (1 – 2 năm). Để tiếp tục sở hữu dáng mũi thon gọn, thanh tú, chị em cần thường xuyên tiêm lại chất làm đầy. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc thật kỹ những vấn đề trên trước khi thực hiện kỹ thuật này.
topAZ Review có 4 tiêu chí rõ ràng giúp bạn đọc có quyết định sáng suốt và chính xác hơn
Đầy đủ Minh bạch Giá trị Hữu íchDOANH NGHIỆP: Được đăng tải thông tin MIỄN PHÍ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!