Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không?
Top | Cty / Đơn vị / Sản phẩm | Xếp hạng |
---|---|---|
Chăm sóc sau khi tháo mũi cấu trúc [Xem chi tiết] |
Nâng mũi cấu có tháo ra được không là thắc mắc của nhiều người. Việc này được tiến hành sau khi thực hiện phương pháp làm đẹp nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn hoặc chất lượng thẩm mỹ không đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện hoặc chăm sóc không đảm bảo cũng có thể sẽ gây ra những biến chứng buộc bạn phải tháo sụn.
Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không?
Nâng mũi cấu trúc mặc dù là phương pháp thẩm mỹ có độ an toàn cao và khả năng phục hồi tương đối nhanh chóng. Đồng thời, đây còn là kỹ thuật làm đẹp phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, không ít người đã lựa chọn và cảm thấy không phù hợp hoặc sau quá trình thực hiện không may xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp này xảy ra khiến bạn phải tiến hành tháo phần mũi cấu trúc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nâng mũi cấu trúc có thể tháo ra, nhưng điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng mũi và mong muốn của bạn như thế nào. Nếu sau quá trình thực hiện khoảng 3 tháng và bạn có nhu cầu thay đổi thì có thể thực hiện việc này theo chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, bạn có thể lựa chọn một phương pháp chỉnh sửa mũi khác để có được cấu trúc mũi như mong muốn.
Tháo sụn mũi cấu trúc là thủ thuật tương đối đơn giản nên bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Hầu hết những bác sĩ khi tiến hành đều sẽ đảm bảo bước gây tê được thực hiện đầy đủ thế nên tình trạng đau đớn là hoàn toàn không xảy ra. Đây được xem như là một ca tiểu phẫu với thời gian thực hiện khá nhanh chóng đối với những trường hợp có kết quả thẩm mỹ không như mong muốn và muốn tìm một phương pháp khác. Tuy nhiên, nếu mũi gặp phải tình trạng biến chứng thì quá trình này có thể diễn ra phức tạp hơn.
Khi nào nâng mũi cấu trúc cần phải tháo ra?
Như đã nói, sau khi nâng mũi cấu trúc có thể tháo ra được và nó có thể thực hiện cho nhiều trường hợp khác nhau. Nhu cầu tháo mũi cấu trúc chỉ được thực hiện sau khoảng 3 tháng thực hiện, khi mũi đã hoàn toàn đi vào trạng thái ổn định. Tuy nhiên, đối với các trường hợp mắc phải biến chứng thì có thể được tiến hành sớm hơn để đảm bảo sức khỏe.
Cụ thể, đối với các trường hợp sau đây có thể thực hiện việc tháo mũi cấu trúc:
- Dáng mũi sau khi thực hiện không đạt kết quả như mong muốn: Nâng mũi cấu trúc thường có thời gian tồn tại lâu dài. Do đó, người thực hiện sau một thời gian có thể sẽ cảm thấy dáng mũi không còn phù hợp với xu hướng và muốn thay đổi. Lúc này, bạn có thể tiến hành chỉnh sửa cấu trúc mũi bằng phương pháp khác khi đã đủ sức khỏe và nhu cầu tài chính.
- Mũi bị biến chứng: Những biến chứng sau khi nâng mũi có thể kể đến như mũi bị lệch vẹo, nhiễm trùng, lộ sống mũi, bóng đỏ,… Đây là những biểu hiện thường xảy ra phổ biến khi quá trình thực hiện không đảm bảo về chất lượng và trình độ chuyên môn của các bác sĩ không đủ để tiến hành phẫu thuật. Bên cạnh đó, biến chứng xảy ra có thể xảy ra do quá trình chăm sóc sai cách hoặc do va chạm quá mạnh.
- Chất liệu nâng mũi cấu trúc không tương thích với cơ thể: Việc nâng mũi cấu trúc hiện nay là phương pháp thẩm mỹ hiện đại và có độ an toàn cao. Chính vì vậy, các chất liệu sụn thường được đảm bảo có độ tương thích cao với cơ thể. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có cơ địa yếu hoặc nhạy cảm có thể sẽ có thể xảy ra trường hợp đào thải và buộc phải tháo sụn để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Thời điểm nào có thể tiến hành tháo mũi cấu trúc?
Việc tháo mũi cấu trúc có thể được tiến hành. Tuy nhiên bạn cần quan tâm đặc biệt đến thời điểm để có thể thực hiện tháo sụn mũi phù hợp. Cụ thể, mũi cấu trúc có thể được tháo vào 2 thời điểm sau đây:
- Tháo sụn sau khi cắt chỉ: Lúc này chất liệu sụn để nâng mũi còn chưa bám chắc vào phần mô mềm nên việc tháo sụn có thể sẽ không gây ra đau đớn khi thực hiện. Thông thường, những trường hợp tháo sụn vào thời điểm này do chất liệu sụn sau khi cấy ghép không phù hợp và gây ra các dấu hiệu bất thường. Việc tiến hành đúng lúc sẽ hạn chế được nguy cơ biến chứng, tránh ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.
- Tháo sụn sau khi thực hiện 3 tháng: Sau khi tháo sụn mũi 3 tháng nguy cơ xảy ra các biến chứng vẫn có thể tồn tại. Mặc dù đã trải qua quá trình phục hồi và mũi đã đi vào quá trình ổn định nhưng không thể loại trừ trường hợp rủi ro xảy ra.
Khi tháo sụn mũi cấu trúc bạn nên đảm bảo lựa chọn các cơ sở uy tín. Việc này sẽ đảm bảo quá trình tiến hành vô trùng và tay nghề các bác sĩ cao sẽ thực hiện việc tháo lắp một cách an toàn và hiệu quả.
Chăm sóc sau khi tháo mũi cấu trúc
Ngoài chăm sóc sau quá trình nâng mũi cấu trúc để các vết thương có thể nhanh chóng phục hồi thì sau khi tháo sụn mũi cũng cần phải được đảm bảo. Cụ thể, bạn nên thực hiện đầy đủ những vấn đề sau đây:
- Sau khi tháo mũi cấu trúc không nên sử dụng các loại thực phẩm như hành, tỏi, ớt,…
- Tuyệt đối không sử dụng các loại thức uống có chứa các loại chất cồn như rượu, bia,… và không nên hút thuốc lá.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm cứng, các loại nước có ga và những loại thức ăn lên men.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm có mùi tanh vì sẽ làm cho các vết thương lâu lành hơn.
- Tránh sờ nắn hoặc tác động quá mạnh vào vùng mũi.
- Hạn chế đeo kính và khẩu trang quá chật.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là giải đáp về vấn đề nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nên lưu ý rằng nếu không có vấn đề gì xảy ra thì tốt nhất bạn không nên thực hiện vấn đề này để có thể hạn chế rủi ro sau khi tháo sụn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
topAZ Review có 4 tiêu chí rõ ràng giúp bạn đọc có quyết định sáng suốt và chính xác hơn
Đầy đủ Minh bạch Giá trị Hữu íchDOANH NGHIỆP: Được đăng tải thông tin MIỄN PHÍ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!