Top 6 Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi bằng chỉ
Chế độ chăm sóc sau khi nâng mũi bằng chỉ ảnh hưởng đến 40% hiệu quả thẩm mỹ của phương pháp. Vì vậy, bạn đọc cần xây dựng cách chăm sóc đúng cách để mũi lên form đẹp, giữ dáng mũi lâu bền và hạn chế tối đa các tình huống rủi ro.
Cách chăm sóc sau khi nâng mũi bằng chỉ (Hướng dẫn chi tiết)
Nâng mũi bằng chỉ là một trong những phương pháp thẩm mỹ được phái đẹp ưa chuộng. Phương pháp này sử dụng chỉ collagen hoặc chỉ sinh học để tăng chiều cao và tạo độ thon gọn cho đầu mũi. Vì không phải can thiệp phẫu thuật nên nâng mũi bằng chỉ được đánh giá có độ an toàn khá cao, thời gian thực hiện nhanh chóng và không phải kiêng cữ nghiêm ngặt.
Tuy nhiên trên thực tế, chế độ chăm sóc ảnh hưởng đến 40% hiệu quả của phương pháp này. Chăm sóc không đúng cách có thể khiến mũi bị lệch, vẹo, tăng nguy cơ viêm nhiễm, hình thành sẹo lồi, sẹo thâm, ứ mủ,… Chính vì vậy sau khi nâng mũi bằng chỉ, chị em cần thực hiện các biện pháp chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Dưới đây là các biện pháp chăm sóc sau khi nâng mũi bằng chỉ:
#01Kiêng cữ một số hoạt động
Nâng mũi bằng chỉ không tác động đến phần sống mũi hay cánh mũi như các phương pháp khác. Thay vào đó, phương pháp này sử dụng chỉ để kéo cao phần sống mũi và thu nhỏ phần đầu mũi. Mặc dù không phải kiêng cữ nghiêm ngặt như phẫu thuật nâng mũi nhưng để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ, chị em cần hạn chế một số hoạt động sau khi nâng mũi bằng chỉ như:
- Không sờ nắn, dụi mũi: Trong thời gian hồi phục, nên tránh tuyệt đối các tác động cơ học lên vùng mũi. Các hoạt động như sờ nắn, dụi mũi hay nặn mụn ở vùng mũi đều có thể ảnh hưởng đến chiều cao của sống mũi, làm tăng nguy cơ mũi lệch vẹo và viêm nhiễm.
- Tránh nằm úp, nằm nghiêng: Theo các chuyên gia, phần sống mũi sau khi nâng bằng chỉ dễ bị lệch vẹo nếu nằm sấp và nằm nghiêng. Để dáng mũi lên chuẩn đẹp, bạn nên nằm ngửa trong ít nhất 3 – 4 tuần sau khi nâng mũi bằng chỉ. Sau thời gian này, bạn có thể nằm nghiêng nhưng cần hạn chế tối đa tình trạng nằm sấp. Tư thế này có thể ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp và gây ra một số rủi ro như mũi vẹo, lệch, mất cân đối, thiếu tự nhiên,…
- Tránh đeo kính, khẩu trang quá chặt: Việc đeo kính và khẩu trang quá chặt trong thời gian đầu sau khi nâng mũi có thể ảnh hưởng đến độ cao của sống mũi. Vì vậy, bạn nên hạn chế các thói quen này cho đến khi mũi phục hồi hoàn toàn. Với những người bị cận, nên sử dụng gọng kính có trọng lượng nhẹ hoặc dùng kính áp tròng để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp.
- Tránh xông mặt: Xông mặt là biện pháp chăm sóc da được nữ giới áp dụng phổ biến. Tuy nhiên khi thực hiện nâng mũi bằng chỉ, bạn nên tránh xông mặt trong ít nhất 1 – 2 tuần để vết thương lành hẳn. Hơn nữa, nhiệt độ ấm từ nước xông có thể làm giãn chỉ nâng và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thẩm mỹ.
- Hạn chế trang điểm: Mặc dù không phải phẫu thuật nhưng nâng mũi bằng chỉ vẫn gây ra một số vết thương hở. Vì vậy trong 1 – 2 tuần, bạn nên hạn chế trang điểm và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da. Make up trong thời gian này có thể khiến vết thương chậm lành, ngứa ngáy và dễ viêm nhiễm.
- Kiêng “chuyện ấy”: Hoạt động tình dục có thể vô tình tác động đến sống mũi sau khi nâng. Do đó trong 2 tuần đầu tiên, bạn nên kiêng cữ “chuyện ấy” để đảm bảo mũi lên form đẹp và thanh thoát.
Chú ý chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi sau khi nâng mũi bằng chỉ. Vì vậy, chị em nên bổ sung một số loại thực phẩm lành mạnh để thúc đẩy tốc độ tái tạo vết thương và giúp mũi lên dáng chuẩn đẹp. Đồng thời nên hạn chế các loại thức uống, thực phẩm có khả năng gây sẹo, khiến vết thương chậm lành và dễ mưng mủ.
Các loại thực phẩm ăn sau khi nâng mũi bằng chỉ:
- Trong vài ngày đầu, nên dùng các món ăn có kết cấu mềm, lỏng và dễ nhai nuốt. Sử dụng các món ăn cứng, dai đòi hỏi hàm phải hoạt động mạnh và có thể tác động ít nhiều đến cấu trúc mũi.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều nước, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bên cạnh đó, nên bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt heo, cá, quả bơ,… để giúp vết thương nhanh liền sẹo.
- Cung cấp đủ 2 lít nước/ ngày để tránh tình trạng vùng mũi nóng đỏ và phù nề.
Một số loại thực phẩm, thức uống cần kiêng cữ sau khi nâng mũi bằng chỉ:
- Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây sẹo lồi và sẹo thâm như rau muống, thịt bò, các loại thức uống có màu đậm, nước tương, mắm,…
- Tránh dùng thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt gà, hải sản, đậu phộng, mè,… Tình trạng dị ứng thực phẩm có thể khiến vết thương ở mũi chậm lành, dễ mưng mủ và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thẩm mỹ.
- Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây mưng mủ và phù nề như đồ nếp, đậu phộng, thịt gà, trứng gà,…
- Để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, chị em nên kiêng rượu bia, cà phê và đồ uống chứa cồn. Mặc dù không gây sẹo nhưng các loại thức uống này có thể khiến vết thương chậm lành và dễ nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn
Sau khi nâng mũi bằng chỉ, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, chống viêm và kháng sinh để ngừa viêm nhiễm và giảm các triệu chứng đau nhức, phù nề,… Do đó, bạn cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định.
Trong trường hợp tình trạng đau nhức và phù nề vùng mũi không có cải thiện khi dùng thuốc, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định loại thuốc khác. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau, chống viêm khi chưa tham vấn y khoa. Bởi một số loại giảm đau (chẳng hạn như NSAID) có thể ảnh hưởng đến thời gian đông máu và gây chảy máu kéo dài.
#04Chườm lạnh – chườm ấm
Nâng mũi bằng chỉ có thể gây phù nề vùng mũi trong 24 – 48 giờ. Đây là phản ứng sinh lý của cơ thể khi các mô và niêm mạc bị xâm lấn. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên chườm lạnh từ 10 – 15 phút xung quanh vùng má. Nhiệt độ lạnh từ túi chườm có thể giảm nhanh hiện tượng viêm đỏ và sưng nóng. Bên cạnh đó, chườm lạnh còn làm co mạch, từ đó giảm lưu lượng máu tuần hoàn về mũi và cải thiện hiện tượng viêm đáng kể.
Sau khoảng vài ngày, vùng mũi sẽ xuất hiện hiện tượng bầm tím do máu đông. Lúc này, bạn nên chườm ấm xung quanh để làm tan máu bầm và đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Tuy nhiên, chỉ chườm xung quanh mũi, không nên chườm trực tiếp lên sống mũi và đầu mũi.
#05Ngủ đủ giấc, hạn chế stress
Nâng mũi bằng chỉ là phương pháp xâm lấn tối thiểu, tốc độ phục hồi nhanh và không mất quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, chị em nên nghỉ ngơi tại nhà trong 1 – 2 ngày đầu sau khi nâng mũi để cơ thể thích nghi được với chỉ nâng.
Sau đó, có thể quay trở lại công việc nhưng cần tránh làm việc quá sức và mang vác nặng. Bên cạnh đó, cần ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng để vết thương nhanh lành, giảm phù nề và ngăn ngừa viêm nhiễm.
#06Tái khám theo lịch hẹn
Sau khoảng 1 – 2 tuần nâng mũi bằng chỉ, bạn cần quay lại bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đánh giá tiến độ phục hồi. Trong trường hợp có hiện tượng đào thải chỉ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để khắc phục hoặc phải tiến hành tháo gỡ chỉ để phòng ngừa các biến chứng nặng nề.
Ngoài ra, bạn cũng cần chủ động tìm gặp bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như mũi sưng đỏ, đau nhức dữ dội, mưng mủ, cơ thể mệt mỏi, nóng sốt,… Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng này. Thực tế đã có không ít trường hợp viêm nhiễm và hoại tử mũi do chủ quan trước các biểu hiện bất thường của cơ thể.
Tham khảo thêm: Sau khi nâng mũi nên kiêng những gì? Kiêng bao lâu?
Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, chị em có thể xây dựng chế độ chăm sóc sau khi nâng mũi băng chỉ đúng cách. Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh trong quá trình hồi phục, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Top 5 bác sĩ nâng mũi ở Hà Nội tay nghề cao, đáng tin cậy
- Top 15 Địa chỉ Nâng Mũi Đẹp tại TPHCM: uy tín nhất
- Top 5 địa chỉ nâng mũi, sửa mũi tại Đà Nẵng đẹp uy tín, an toàn
- Top 19 Thẩm Mỹ Viện tại TPHCM uy tín chất lượng tốt
topAZ Review có 4 tiêu chí rõ ràng giúp bạn đọc có quyết định sáng suốt và chính xác hơn
Đầy đủ Minh bạch Giá trị Hữu íchDOANH NGHIỆP: Được đăng tải thông tin MIỄN PHÍ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!