Top 7 món ăn tốt cho người sau khi nâng mũi để mau lành
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi chúng ta. Hiểu rõ điều này, nhiều chị em thắc mắc: “Sau khi nâng mũi nên ăn gì tốt và mau lành?”, “Thực đơn ăn uống sau khi phẫu thuật gồm những món nào?” Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể hai câu hỏi trên.
Sau khi nâng mũi nên ăn gì tốt và mau lành?
Hòa vào dòng chảy năng động của nhịp sống hiện đại, nâng mũi trở thành phương pháp thẩm mỹ thịnh hành và được phái đẹp vô cùng yêu thích. Thông thường, tùy vào kỹ thuật thực hiện, một ca nâng mũi sẽ kéo dài trong khoảng 45 – 60 phút. Sau khi nâng mũi, khách hàng có thể xuất viện về nhà tĩnh dưỡng ngay mà không cần phải lưu lại bệnh viện.
Bên cạnh đó, chỉ sau khoảng 5 – 7 ngày phẫu thuật nâng mũi, chị em sẽ được bác sĩ thăm khám và cắt chỉ. Nhìn chung, vào thời điểm đó, cấu trúc mũi đã bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ như ý, bạn cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc kiêng khem trong ăn uống và sinh hoạt.
Trong giai đoạn này, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng, hạn chế sưng viêm nhiễm trùng và hỗ trợ chữa lành vết thương. Vì vậy, sau khi nâng mũi, bạn hãy tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm thực phẩm giàu protein (sữa, thịt, cá, trứng, tép, lươn, ngũ cốc và các loại đậu) có khả năng xoa dịu cơn đau, ức chế tình trạng phù nề, thúc đẩy tăng sinh tế bào, đồng thời làm lành vết thương vô cùng nhanh chóng.
- Nhóm thực phẩm giàu axit folic và chất sắt (sữa, gan động vật và các loại rau xanh đậm) hỗ trợ quá trình tái tạo các tế bào máu cũng như ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng, sưng tấy.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin A (gan động vật, cà rốt, bơ, mơ, chuối, khoai lang) giúp tăng cường sản xuất collagen, tái tạo tế bào, phòng tránh thâm sẹo và giúp da thêm căng bóng, mịn màng.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin B (đậu nành, yến mạch, cải bó xôi, khoai tây, bông cải xanh và các loại hạt) đảm bảo cơ thể hấp thụ đầy đủ protein cùng các chất dinh dưỡng quan trọng khác, hỗ trợ tiêu hóa, cấp ẩm, tăng cường độ trắng sáng và đàn hồi của làn da.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin C (kiwi, ổi, cam, chanh, bưởi, anh đào, đu đủ, dâu tây) có tác dụng giảm thiểu bầm tím, sưng tấy, phù nề, làm lành vết thương, thanh lọc cơ thể, hạn chế các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh trong giai đoạn đầu sau khi phẫu thuật.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin E (xoài, cà chua, hạnh nhân, kiwi, đu đủ, bơ, khoai môn) có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng, cản trở quá trình oxy hóa, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch.
Những món ăn dành cho người mới phẫu thuật nâng mũi
Với đặc điểm mềm nhuyễn, bổ dưỡng và dễ tiêu hóa, 7 món ăn thơm ngon, hấp dẫn dưới đây chính là sự lựa chọn hàng đầu của các chị em vừa phẫu thuật nâng mũi. Độc giả nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ và thưởng thức trong ngày.
Cháo rau củ thịt bằm
- Chuẩn bị 1 chén gạo thơm, 100g thịt nạc heo, 100g nấm rơm, 50g đậu hà lan, 2 miếng đậu hũ, 1 củ cà rốt, 3 tép tỏi, 1 củ hành tím và gia vị (hạt nêm, muối, đường, hạt tiêu, nước mắm)
- Rửa sạch thịt heo, băm nhuyễn rồi ướp với ½ muỗng cà phê hạt tiêu xay nhuyễn, ⅓ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê nước mắm và một chút hành tím băm nhuyễn trong vòng 10 – 15 phút
- Vo sạch gạo rồi để ráo nước
- Rang gạo trên chảo nóng cho đến khi hạt gạo chuyển sang màu trắng đục
- Rửa sạch đậu hà lan, vớt ra để ráo
- Rửa sạch cà rốt và nấm rơm bằng nước muỗi pha loãng, vớt ra để ráo, sau đó cắt hạt lựu
- Chiên vàng hai miếng đậu hũ, cắt hạt lựu
- Phi thơm tỏi đập giập và hành tím băm nhuyễn
- Xào săn thịt heo băm nhuyễn
- Ninh nhừ hạt gạo trong 1 lít nước lọc trên lửa nhỏ
- Thêm cà rốt, nấm rơm, đậu hà lan vào rồi vặn lửa lớn
- Khi cháo sôi trở lại, cho đậu hũ và thịt xào vào, khuấy đều
- Nêm nếm gia vị vừa ăn
- Múc cháo ra tô, trang trí bằng hành lá, tiêu xay và hành phi
Thịt heo hầm cà rốt
- Chuẩn bị 400g thịt ba chỉ, 1 củ cà rốt, 1 củ gừng, 2 tép tỏi, hành lá, hoa hồi, nước màu, nước mắm
- Rửa sạch thịt ba chỉ, cắt miếng vừa ăn
- Cạo vỏ, rửa sạch và xắt mỏng củ gừng
- Loại bỏ phần rễ, lá úa, sau đó rửa sạch và xắt nhuyễn hành lá
- Bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn 3 tép tỏi
- Gọt vỏ cà rốt, cắt miếng dày 1cm, có thể tỉa hoa (nếu thích)
- Luộc sơ thịt với ½ củ gừng và hoa hồi nhằm giúp thịt thơm ngon và loại bỏ mùi hôi
- Rửa lại thịt ba chỉ thêm 2 lần bằng nước sạch
- Bỏ thịt vào chảo chống dính, đảo đều cho đến khi miếng thịt vàng cạnh
- Cho nước mắm và nước màu vào chảo, đảo đều để thịt thấm đều gia vị
- Khi nước màu sôi, bạn thêm cà rốt, hành, tỏi, gừng vào, trộn đều 5 phút
- Tiếp tục kho thịt trên lửa liu riu 40 phút cho đến khi thịt chín mềm, nước cạn còn ⅓ so với ban đầu
- Nêm nếm gia vị vừa ăn
- Múc thịt kho ra tô, trang trí và thưởng thức cùng cơm nóng
Thịt heo xào chua ngọt
- Chuẩn bị 300g thịt nạc vai, 5 muỗng cà phê nước mắm, 5 muỗng cà phê giấm ăn, 3 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm và vài nhánh hành tươi
- Sơ chế thịt heo, sau đó xắt miếng mỏng theo thớ ngang
- Chần sơ thịt trong nước sôi, vớt ra để ráo
- Phi thơm hành tỏi, xào thịt cho đến khi chín đều
- Trong khi xào thịt, bạn trộn đều giấm, đường, nước mắm và ⅓ chén nước sôi để nguội làm nước sốt
- Đổ hết nước sốt vào xào chung với thịt heo
- Xào nhỏ lửa và đảo đều tay cho đến khi sốt chua ngọt cạn bớt và nước sốt trở nên sền sệt
Sườn non hầm rau củ
- Chuẩn bị 300g sườn non, 100g khoai sọ, 200g khoai lang, 100g khoai tây, 100g nấm rơm, 1 củ cà rốt, hành lá, ngò rí và gia vị (hạt nêm, nước mắm, muối, đường, dầu ăn, tỏi, hành khô, ớt bột)
- Chặt khúc sườn heo, rửa sạch rồi chần sơ với nước sôi
- Ướp sườn cùng 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê dầu ăn, một chút tiêu xay và hành tỏi băm nhuyễn trong vòng 15 phút
- Rửa sạch, gọt vỏ khoai tây, khoai sọ, cà rốt, sau đó cắt miếng vừa ăn
- Cắt bỏ chân nấm, rửa sạch nấm rơm bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Loại bỏ phần rễ, lá úa, rửa sạch và băm nhuyễn hành lá, rau thơm
- Cho dầu ăn vào nồi, phi thơm hành tỏi, sau đó thêm chút ớt bột để tạo màu sắc bắt mắt
- Xào sơ sườn heo đã ướp khoảng 5 phút
- Đổ thêm nước sạch vào nồi để nấu canh
- Đậy kín nắp, hầm thịt trên lửa nhỏ cho đến khi chín nhừ
- Cho khoai sọ, khoai tây và cà rốt vào nấu chung
- Chú ý vớt bọt nổi lên
- Khi các loại rau củ vừa chín tới, bạn cho nấm rơm vào đun tiếp 3 phút
- Nêm nếm vừa ăn
- Múc canh ra tô, trang trí với hành lá, ngò rí và thưởng thức
Thịt heo cuộn măng
- Chuẩn bị 6 dải thịt heo mỏng, 1 cây măng, 1 hộp nấm ngọc châm xám, 2 nhánh hành lá, một chút bột bắp, dầu hào và gia vị
- Lột vỏ măng, luộc chín, vớt ra ngâm trong nước lạnh, sau đó cắt miếng hình chữ nhật
- Cắt bỏ chân nấm và ngâm nấm với nước muối pha loãng
- Loại bỏ phần rễ, lá úa, rửa sạch và cắt khúc hành lá
- Trải phẳng miếng thịt trên khay, rắc thêm chút gia vị và bột bắp, sau đó lần lượt xếp măng, nấm và hành lá lên rồi cuộn tròn thật đều tay
- Chiên vàng từng cuộn thịt
- Hòa tan một ít bột bắp và dầu hào ra chén rồi đổ thẳng vào chảo chiên, nấu sôi cho đến khi nước hơi sánh lại
- Xếp từng cuộn thịt lên dĩa, rưới nước sốt lên mặt, trang trí và thưởng thức
Bánh tráng cuốn thịt heo
- Chuẩn bị 400g thịt ba chỉ, mắm nêm, 1 trái khóm, khế, chuối xanh, dưa leo, rau sống (tía tô, húng lủi, diếp cá, rau răm, xà lách), tỏi, chanh, bánh tráng cuốn và gia vị (muối, đường, hạt nêm)
- Rửa sạch thịt, chần sơ trong nồi nước sôi đã hòa tan 1 muỗng cà phê muối
- Vớt thịt ra để ráo và xắt miếng vừa ăn
- Băm nhuyễn ớt, tỏi và ¼ trái khóm cho vào mắm nêm, sau đó thêm đường, ớt, chanh tùy theo khẩu vị
- Rửa sạch các loại rau củ quả, xắt dạng que cho dễ cuốn
- Ngâm rau sống trong nước muối pha loãng và rửa sạch nhiều lần
- Xếp thịt, bún, rau sống ra dĩa, múc mắm nêm ra chén
- Khi ăn, bạn trải bánh tráng trên khay phẳng, lần lượt đặt rau, khóm, dưa leo, rau sống lên và cuộn tròn, sau đó chấm mắm nêm và thưởng thức
Bún chả Hà Nội
- Chuẩn bị 500g thịt ba chỉ, 500g thịt nạc vai, 1 trái đu đủ xanh nhỏ, rau sống ăn kèm, hành tím tỏi, ớt, chanh, sả, mật ong và gia vị (đường, muối, hạt tiêu, nước mắm, hạt nêm)
- Ngâm rửa rau sống bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Loại bỏ vỏ già và rửa sạch tép sả, sau đó xay nhuyễn để vắt lấy nước cốt làm nước hàng ướp thịt
- Bóc vỏ tỏi, hành tím, sau đó xay nhuyễn với ớt, để riêng
- Khi làm nước hàng, bạn bắc chảo lên bếp, nấu chảy 3 muỗng cà phê đường cát cho đến khi đường cô đặc và chuyển thành màu nâu cánh gián, sau đó đổ thêm 2 chén nước lọc, khuấy đều rồi nấu sôi, tắt bếp để nguội
- Rửa sạch, băm nhuyễn (không xay nhuyễn) thịt nạc vai
- Ướp toàn bộ thịt nạc vai băm nhuyễn với 1,5 muỗng cà phê hạt nêm, 1,5 muỗng cà phê đường, ½ muỗng canh nước hàng, ½ muỗng cà phê nước mắm, ½ muỗng cà phê hành tỏi băm, ½ muỗng cà phê nước cốt sả và một chút mật ong trong vòng 2 – 3 tiếng
- Rửa sạch thịt ba chỉ, cắt miếng bản to và tẩm ướp tương tự thịt nạc vai
- Lưu ý: Người đọc có thể ướp thêm ½ muỗng cà phê nước cốt chanh vào thịt để giúp thịt mau mềm hơn khi nướng
- Bọc kín hai loại thịt và trữ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 – 4 tiếng
- Trong lúc chờ thịt ngấm gia vị, bạn rửa sạch đu đủ và cà rốt, sau đó tỉa hoa cà rốt và xắt mỏng đu đủ, ngâm trong nước muối pha loãng và vắt nước thật kỹ
- Pha nước chấm: 500ml nước ấm + 3 muỗng cà phê nước mắm + 1 muỗng cà phê nước cốt chanh + 2 muỗng cà phê đường + ớt, tỏi băm và hạt tiêu
- Làm thêm một hỗn hợp nước chấm tương tự để ngâm cà rốt và đu đủ xanh (có thể linh hoạt điều chỉnh độ chua của hỗn hợp tùy theo khẩu vị)
- Lấy thịt ra khỏi tủ lạnh
- Quét qua vỉ nướng 1 lớp dầu ăn để thịt heo không bị dính vào vỉ nướng
- Vo thịt băm thành từng viên tròn dẹt, xếp lên vỉ và nướng vàng hai mặt
- Tương tự, trong lúc đó, độc giả tranh thủ nướng thịt nạc vai
- Khi thịt bắt đầu ngả vàng, phết một lớp mật ong mỏng lên miếng thịt nhằm tăng cường hương vị và mức độ bắt mắt
- Xếp bún, rau sống, thịt nướng, dưa món ra dĩa, trang trí và thưởng thức
Thực đơn gợi ý dành cho người mới nâng mũi
Sau khi nâng mũi, để phòng ngừa biến chứng, chị em phải thực hiện chế độ kiêng khem nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống. Khi thiếu vắng một số loại thực phẩm yêu thích trong khẩu phần ăn như: rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản, gạo nếp… chị em sẽ dễ chán ăn hơn.
Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng. Các chuyên gia dinh dưỡng đã thiết kế thực đơn dưới đây nhằm giúp những người mới phẫu thuật nâng mũi có thể thưởng thức nhiều món ăn thơm ngon và đa dạng, cụ thể:
- Thứ hai: thịt băm lá lốt, thịt viên cà chua, canh cà rốt – khoai tây – hạt sen hầm xương, salad dưa leo, sấu dầm và kiwi
- Thứ ba: bún, thịt ba chỉ luộc, rau sống, bánh đa cuốn và bưởi
- Thứ tư: đậu hũ chiên, thịt heo tẩm bột chiên, giá xào thịt heo, canh chua, cà muối và đu đủ
- Thứ năm: bún, thịt nướng, chả viên nướng, rau sống và cam
- Thứ sáu: thịt nướng, canh bí đao hầm xương, sườn xào chua ngọt, xúc xích chiên, salad rau củ, cà muối và ổi
- Thứ bảy: thịt giò luộc, bí đao xào tỏi, khoai tây hầm xương và chuối
- Chủ nhật: thịt kho tàu, đậu phộng rang, dưa chua, canh bí đao thịt bằm, mồng tơi xào tỏi và dâu tây
Nên kiêng ăn bao lâu sau khi nâng mũi?
Nếu sở hữu cơ địa lành, độc giả sẽ dễ dàng hồi phục vết thương mà không lo xuất hiện sẹo lồi. Chỉ cần kiêng cử tuyệt đối trong vòng 15 – 20 ngày sau phẫu thuật, chị em có quay trở về với chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này, bạn vẫn cần hạn chế dung nạp các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như: thịt bò, thịt gà, rau muống…
Nếu là người có cơ địa dữ, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng thực đơn trên tối thiểu 1 tháng. Tất nhiên, 1 tháng sau khi nâng mũi, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm khác nhưng cần tiết chế liều lượng, tránh sử dụng quá nhiều cùng một thời điểm.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, phái đẹp cần đặc biệt lưu ý: Không đụng chạm hoặc tác động mạnh lên mũi, hạn chế đeo kính, tránh nằm sấp, nằm nghiêng khi ngủ, tuyệt đối không để vết thương đụng nước, đồng thời vệ sinh mũi 2 – 3 lần/ngày bằng bông tăm hay khăn sạch.
Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương. Thế nhưng, một số loại thực phẩm giàu đạm, khoáng chất và vitamin có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và hình thành sẹo lồi. Bạn cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ thẩm mỹ và ghi chú cẩn thận để tránh dùng phải các loại thực phẩm kiêng kỵ.
Tóm lại, giai đoạn đầu sau khi nâng mũi là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm, có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của ca phẫu thuật. Nếu đảm bảo tuân thủ tốt các hướng dẫn của chuyên gia làm đẹp về chế độ ăn uống – sinh hoạt, bạn sẽ nhanh chóng bình phục và sở hữu một chiếc mũi xinh đẹp, thanh tú. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề bất thường nào về mặt sức khỏe, hãy chủ động thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Top 13 Bác Sĩ Nâng Mũi giỏi & đẹp tại TPHCM nổi tiếng, tay nghề cao
- Top 11 địa chỉ nâng mũi tại Hà Nội đẹp, uy tín nhất
- Top 12 Thẩm mỹ viện tại Hà Nội: uy tín chuyên nghiệp nhất
- Top 12 địa chỉ cắt mí mắt tại TPHCM: đẹp & uy tín nhất
topAZ Review có 4 tiêu chí rõ ràng giúp bạn đọc có quyết định sáng suốt và chính xác hơn
Đầy đủ Minh bạch Giá trị Hữu íchDOANH NGHIỆP: Được đăng tải thông tin MIỄN PHÍ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!