Nâng mũi sụn sườn có đau không? Bao lâu thì lành?
Top | Cty / Đơn vị / Sản phẩm | Xếp hạng |
---|---|---|
1 | Chườm lạnh/ nóng ngay sau khi nâng mũi | |
2 | Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn | |
3 | Chăm sóc đúng cách | |
Cách giảm đau, nhanh phục hồi sau khi nâng mũi sụn sườn [Xem chi tiết] |
Nâng mũi sụn sườn có đau không? Bao lâu thì lành? là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Được biết, phương pháp này có thể gây đau nhức nhẹ sau khi phẫu thuật nhưng thuyên giảm và hồi phục nhanh chóng nếu chăm sóc đúng cách.
Nâng mũi sụn sườn có đau không?
Nâng mũi sụn sườn là một trong những phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân. Phương pháp này sử dụng sụn sườn của chính khách hàng để cải thiện chiều cao của sống mũi, chỉnh hình trụ mũi và tạo dáng đầu mũi. Khác với nâng mũi bằng sụn nhân tạo, nâng mũi sụn sườn sử dụng hoàn toàn sụn tự thân nên có độ an toàn cao và không xảy ra hiện tượng đào thải.
Sụn sườn sẽ được lấy ở xương sườn số 6, 7 hoặc 8. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt gọt sụn sao cho phù hợp với cấu trúc mũi và tiến hành chỉnh hình sống mũi, trụ mũi và đầu mũi. Phương pháp nâng mũi sụn sườn có mức độ xâm lấn cao hơn so với nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Vì vậy, quá trình thực hiện sẽ được gây mê toàn thân.
Nâng mũi sụn sườn có đau không? là mối bận tâm hàng đầu của không ít bạn đọc – đặc biệt là nữ giới. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, phương pháp này hoàn toàn không gây đau trong quá trình thực hiện vì khách hàng sẽ được gây mê toàn thân.
Sau khi phẫu thuật, vùng mũi và khu vực sụn sườn sẽ có hiện tượng đau nhẹ do phản ứng sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên, cảm giác đau thường không đáng kể và bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách dùng thuốc, chườm đá, nghỉ ngơi,…
Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương pháp nâng mũi đã được cải tiến vượt trội. Do đó, mức độ xâm lấn và vết rạch ở mũi thường không đáng kể. Chỉ sau khoảng vài ngày nghỉ ngơi và chăm sóc, tình trạng sưng đỏ và đau nhức sẽ thuyên giảm hoàn toàn.
Nâng mũi sụn sườn bao lâu lành? Các yếu tố ảnh hưởng
Nâng mũi sụn sườn là phương pháp thẩm mỹ mũi tác động đến toàn bộ cấu trúc mũi, bao gồm cả sống mũi, trụ mũi và đầu mũi. Do đó, phương pháp này thường mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng hơn so với các phương pháp nâng mũi không phẫu thuật như tiêm filler mũi hay nâng mũi bằng chỉ.
Chính vì vậy, khá nhiều bạn đọc quan tâm vấn đề “Nâng mũi sụn sườn bao lâu thì lành?”. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, phương pháp này có thể gây sưng tấy đầu mũi trong 3 – 5 ngày đầu. Bắt đầu từ ngày thứ 7 – 10, mũi bắt đầu phục hồi vết thương và giảm các biểu hiện sưng đỏ, nóng rát. Vào ngày thứ 10, cấu trúc mũi bắt đầu ổn định và bạn cần đến bệnh viện để được cắt chỉ.
Sau khoảng 14 – 28 ngày, mũi lên form tương đối nhưng vẫn chưa thực sự ổn định 100%. Do đó, bạn vẫn phải tiếp tục chăm sóc để giúp cấu trúc mũi ổn định hoàn toàn. Thời gian để phục hồi hoàn toàn khi can thiệp nâng mũi sụn sườn có thể dao động từ 2 – 3 tháng hoặc hơn tùy vào từng trường hợp.
Trên thực tế, thời gian giảm sưng tấy, liền vết thương và phục hồi sau khi nâng mũi sụn sườn còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Cơ địa: Cơ địa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hồi phục sau khi can thiệp các phương pháp thẩm mỹ. Đây được xem là yếu tố ảnh hưởng đến 70% khả năng hồi phục. Thực tế cũng cho thấy, người có cơ địa quá mẫn có thời gian phục hồi chậm và dễ gặp phải các biến chứng hậu phẫu hơn so với người có cơ địa ít nhạy cảm.
- Tay nghề của bác sĩ: Tay nghề của bác sĩ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sau khi nâng mũi. Đối với những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, vết mổ ở mũi thường có kích thước rất nhỏ, nông và rất nhanh hồi phục. Trong khi đó, các bác sĩ có tay nghề yếu kém thường thực hiện vết mổ lớn, sâu, chảy nhiều máu và mất nhiều thời gian hồi phục hơn.
- Chế độ chăm sóc: Chăm sóc đúng cách giúp cấu trúc mũi nhanh chóng ổn định, vết thương nhanh lành và hạn chế tối đa các rủi ro, biến chứng hậu phẫu. Trong khi đó, chăm sóc không đúng cách có thể khiến mũi bị lệch vẹo, viêm nhiễm, mưng mủ và đau nhức nhiều.
- Cơ sở thực hiện: Nâng mũi sụn sườn là phương pháp chỉnh sửa mũi phức tạp. Do đó, cơ sở thực hiện phải được trang bị đầy đủ máy móc và thiết bị hiện đại. Đồng thời phải đảm bảo tuyệt đối yếu tố vô trùng trong quá trình phẫu thuật. Nếu thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, mũi thường bị sưng đau và mất nhiều thời gian để ổn định. Ngoài ra, nâng mũi tại những cơ sở này còn gây ra không ít rủi ro và biến chứng.
Cách giảm đau, nhanh phục hồi sau khi nâng mũi sụn sườn
Như đã đề cập, nâng mũi sụn sườn tác động đến toàn bộ cấu trúc mũi nên mất nhiều thời gian phục hồi và gây sưng đau nhiều hơn so với các phương pháp nâng mũi không phẫu thuật. Vì vậy sau khi thực hiện, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau và đẩy nhanh tốc độ hồi phục như:
#01Chườm lạnh/ nóng ngay sau khi nâng mũi
Trong 24 – 48 giờ đầu tiên, vùng mũi có xu hướng bị phù nề nhiều. Vì vậy trong thời gian này, bạn nên chườm lạnh liên tục ở vùng má xung quanh mũi để làm giảm tình trạng viêm đỏ và sưng đau. Tuy nhiên, cần tránh chườm trực tiếp lên mũi vì có thể tác động đến cấu trúc mũi và khiến vết thương chậm lành, dễ lở loét.
Khi mũi hết nóng đỏ, bạn có thể chuyển sang chườm nóng để làm tan máu bầm. Nhiệt độ ấm từ túi chườm giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau nhức và giúp vết thương ở mũi nhanh lành hơn. Nhưng cần chú ý sử dụng túi chườm có nhiệt độ vừa phải. Sử dụng túi chườm có nhiệt độ quá cao có thể gây kích ứng và bỏng rát vùng mặt.
#02Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn
Sau khi nâng mũi sụn sườn, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau. Dùng thuốc đều đặn có thể giảm tình trạng đau nhức và phù nề sau khi phẫu thuật thẩm mỹ mũi. Bên cạnh đó, bác sĩ còn có thể chỉ định thuốc chống hình thành sẹo và kháng sinh để vùng mũi nhanh hồi phục, giảm phù nề và ngăn ngừa sẹo xấu.
Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau và chống viêm khi chưa có chỉ định. Bởi một số loại thuốc chống viêm – chẳng hạn như Aspirin, Diclofenac,… có thể khiến vết thương ở mũi chậm lành và có nguy cơ chảy máu cao.
#03Chăm sóc đúng cách
Việc chăm sóc đúng cách sau khi nâng mũi sụn sườn cũng tác động không nhỏ đến mức độ đau và tốc độ hồi phục. Chính vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, chăm sóc khoa học còn giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm và một số biến chứng khác.
Bài viết đã tổng hợp các thông tin giải đáp “Nâng mũi sụn sườn có đau không? Bao lâu thì lành?”. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn có thể xây dựng cách chăm sóc khoa học để giảm sưng đau và đẩy nhanh tốc độ hồi phục khi can thiệp phương pháp nâng mũi sụn sườn.
Tham khảo thêm: Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi: Nguyên nhân và cách xử lý
topAZ Review có 4 tiêu chí rõ ràng giúp bạn đọc có quyết định sáng suốt và chính xác hơn
Đầy đủ Minh bạch Giá trị Hữu íchDOANH NGHIỆP: Được đăng tải thông tin MIỄN PHÍ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!