Có nên tiêm filler mũi không? Giữ được bao lâu?
Top | Cty / Đơn vị / Sản phẩm | Xếp hạng |
---|---|---|
1 | Ưu điểm | |
2 | Nhược điểm | |
Tiêm filler nâng mũi giữ được bao lâu? [Xem chi tiết] |
Trước những lời quảng cáo hoa mỹ của các thẩm mỹ viện về phương pháp nâng mũi bằng cách tiêm filler, câu hỏi đặt ra là: “Có nên tiêm filler mũi không? Giữ được bao lâu?” Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tiêm filler mũi là một trong những kỹ thuật chỉnh hình dáng mũi không xâm lấn phổ biến nhất hiện nay. Công nghệ thẩm mỹ này “ghi điểm” trong lòng phái đẹp bởi quy trình đơn giản, tinh gọn, hiệu quả tức thời, thời gian phục hồi ngắn và chế độ chăm sóc dễ dàng.
Tiêm filler mũi là gì?
Filler là hợp chất làm đầy tự nhiên hoặc tổng hợp được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thẩm mỹ. Thành phần chính của hợp chất này là axit hyaluronic. Filler đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh là có mức độ tương thích – an toàn cao khi đi vào cơ thể con người.
Tiêm filler mũi là quá trình tiêm chất làm đầy vào bên trong mũi nhằm chỉnh hình, nâng cao sống mũi. Với kỹ thuật này, bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiến hành bơm vào mũi một lượng vừa đủ filler (tính theo đơn vị cc) đã được tính toán cẩn thận từ trước bằng kiêm tiêm chuyên dụng, sau đó nắn chỉnh mô mềm nhằm tạo thành dáng mũi thon gọn, thanh tú hoàn hảo.
Ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật tiêm filler mũi
Theo nguyên tắc, trước khi được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, mỗi phương pháp làm đẹp đều phải trải qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm nhiều năm.
Thế nhưng, tình trạng chảy máu, đau nhức cùng hàng loạt biến chứng nguy hiểm đi kèm sau khi phẫu thuật nâng mũi khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng. Lúc này, các công nghệ thẩm mỹ không xâm lấn như filler trở thành sự lựa chọn “lý tưởng” của nhiều khách hàng.
Ưu điểm
- Thời gian tiến hành nhanh chóng (khoảng 15 – 30 phút)
- Không xâm lấn, hầu như chỉ gây ra hiện tượng sưng đỏ, đau nhức trong 1 – 2 ngày đầu tiên
- Tương đối an toàn, đặc biệt là các loại filler từ axit hyaluronic
- Có thể tiêm enzyme làm tan filler nếu kết quả nâng mũi không như ý
- Thời gian hồi phục nhanh chóng
- Chế độ chăm sóc sau khi tiêm filler khá đơn giản, dễ dàng
- Chi phí phải chăng hơn so với các kỹ thuật nâng mũi khác
Nhược điểm
- Hiệu quả làm đẹp chỉ mang tính chất tạm thời trong vòng 6 tháng – 1,5 năm, không thể duy trì vĩnh viễn như các công nghệ thẩm mỹ xâm lấn khác
- Thường gây ra nhiều tác dụng phụ
- Chỉ phù hợp với những khu vực cần chỉnh sửa có diện tích nhỏ như: mũi, cằm, môi, má…
- Không thể khắc phục khuyết điểm cằm lẹm, cánh mũi to bè, thấp vẹo hoặc xương hàm ngang
Có nên tiêm filler mũi không?
Đại tá, phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Tài Sơn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: Tiêm filler là phương pháp làm đẹp không xâm lấn. Khi đi vào cơ thể, filler có thể thay thế axit hyaluronic bên trong tế bào.
Hiện nay, công nghệ này được ứng dụng rộng rãi trong ngành thẩm mỹ với mục đích làm phẳng bề mặt da cũng như tăng nhanh thể tích của một bộ phận nào đó, chủ yếu là xóa khuyết điểm mũi gồ, mũi gãy, nâng cao sống mũi, chỉnh hình đầu mũi…
Tiến sĩ Sơn giải thích, kỹ thuật nâng mũi này được phái đẹp yêu thích vì mang đến hiệu quả thẩm mỹ tức thì, không can thiệp, xâm lấn bằng dao kéo, không làm chảy máu và không gây đau đớn. Tuy nhiên, sau khi tiêm filler mũi, dáng mũi cao thẳng, thanh tú chỉ có thể duy trì trong vòng vài tháng đến 1 – 2 năm. Nếu muốn tiếp tục sở hữu khuôn mặt hài hòa, cuốn hút, chị em buộc phải tiêm lại filler nhiều lần.
Theo đại tá Sơn, sống mũi của chúng ta có nửa phần trên là xương, phần còn lại là sụn. Mũi có dạng hình tháp, khi bổ ngang sẽ cho thấy một hình tam giác. Vì vậy, filler không thể neo đậu trên đỉnh của mũi (hình tam giác này). Thay vào đó, theo thời gian, chúng sẽ từ từ bị phần da mũi phía trên đè xuống và xẹp dần sang hai bên, dẫn đến hiện tượng cánh mũi thô dày và to bè hơn.
Nếu cần chỉnh sửa dáng mũi nhiều, bác sĩ thẩm mỹ phải bơm filler với một lượng lớn hơn bình thường. Khi đó, chất làm đầy sẽ tràn sang hai bên cánh mũi theo nguyên tắc “nước chảy chỗ trũng”. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng biến dạng mũi, thậm chí nhiễm trùng, hoại tử bộ phận này nếu filler không đảm bảo chất lượng.
Như vậy, có thể nói, những mẫu quảng cáo hấp dẫn rằng kỹ thuật tiêm filler có thể nâng cao sống mũi chỉ sau vài ngày là một trò lừa bịp. Trên thực tế, dáng mũi sẽ bị biến dạng theo thời gian.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại chất làm đầy khác nhau, chủ yếu đến từ Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Ukraine và Hàn Quốc. Xét về bản chất, các loại filler này tương đối giống nhau, chỉ khác nhau về đơn vị sản xuất. Độc giả cần lưu ý, chất làm đầy chất lượng cao thường được đóng gói cẩn thận trong xi lanh bền đẹp với thể tích, khối lượng nhất định (thường là 1 cc) và có mã vạch, nhãn hiệu rõ ràng.
Trong cuộc chạy đua tranh giành lợi nhuận, nhiều cơ sở thẩm mỹ đã sử dụng các loại filler trôi nổi, kém chất lượng, chưa qua kiểm nghiệm. Sau khi đi vào cơ thể, những loại chất làm đầy này có thể vón cục, khiến mũi bị kích ứng, nhiễm trùng tại chỗ hoặc biến dạng nặng nề.
Trong quá trình tiêm filler nâng mũi, nếu bác sĩ thẩm mỹ không vô trùng các thiết bị chuyên dụng cẩn thận, khách hàng rất dễ bị sưng phù, mưng mủ và nhiễm trùng ở vùng mũi. Đặc biệt, nếu bác sĩ non kém kinh nghiệm tiêm filler sai vị trí thì nguy cơ bị mù mắt của chị em rất cao.
Do đó, bác sĩ Sơn khuyến cáo, nếu muốn tiêm filler nâng mũi, độc giả cần tìm đến các bệnh viện thẩm mỹ lớn, uy tín và được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. Bạn chỉ nên tiêm chất làm đầy khi đã thực sự hiểu rõ bản chất của kỹ thuật làm đẹp này. Khách hàng tuyệt đối không nhẹ dạ cả tin, vì ham nâng mũi giá rẻ mà “tiền mất tật mang”.
Tiêm filler nâng mũi có ảnh hưởng gì không?
Động mạch tận cùng có vai trò cung cấp nguồn máu dồi dào oxy đến những khu vực nhất định trong cơ thể. Các động mạch tận cùng ở quanh mũi đảm nhận nhiệm vụ nuôi dưỡng võng mạc mắt. Nếu chúng bị tác động hoặc tổn thương, chúng ta có thể bị mù mắt ngay lập tức.
Không chỉ dừng lại ở đó, những động mạch này còn nuôi dưỡng lỗ mũi và toàn bộ vùng xung quanh mũi. Sau quá trình tiêm filler, nếu chúng bị tắc nghẽn, làn da sẽ thiếu hụt khí oxy và dưỡng chất đột ngột, dẫn đến hiện tượng hoại tử chỉ sau vài ngày.
Theo các chuyên gia, kỹ thuật tiêm filler ở mũi tương đối nguy hiểm. Bởi mỗi cạnh mũi có rất nhiều động mạch cuối. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Melissa Doft (trợ lý giáo sư lâm sàng tại Đại học Y khoa Weill Cornell) nhận định, vị trí tiêm filler an toàn nhất là dọc theo sống mũi (cách xa các động mạch cuối). Việc tiêm chất làm đầy tại các vị trí còn lại trên bộ phận này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm như sau:
- Phản ứng tại chỗ: Vị trí tiêm chất làm đầy xuất hiện triệu chứng sưng – đau – đỏ hoặc bầm tím. Hiện tượng này có thể tự biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.
- Dị ứng: Mỡ tự thân là chất làm đầy sinh học có tính tương thích cao và khả năng gây dị ứng thấp. Trong khi đó, những loại chất làm đầy nhân tạo thường dẫn đến nhiều phản ứng dị ứng. Muốn ngăn ngừa tác dụng phụ này, bạn cần lựa chọn loại chất làm đầy chất lượng tốt, có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, hãy thông báo sớm với bác sĩ thẩm mỹ nếu bạn có cơ địa dễ dị ứng.
- Nhiễm trùng: Tình trạng này xảy ra khi bác sĩ không đảm bảo tốt nguyên tắc vô trùng trong quá trình tiến hành tiêm filler nâng mũi. Vấn đề nhiễm trùng có thể nghiêm trọng đến mức gây mưng mủ tại vị trí tiêm.
- U hạt: Đây là phản ứng viêm nhiễm của da với filler. Lúc này, bề mặt da tại vị trí tiêm sẽ nổi gồ thành 1 khối u cứng. Vì các chất làm đầy lâu dài thường gây u hạt nên không còn được sử dụng rộng rãi như trước. Thay vào đó, các chất làm đầy tạm thời hoặc bán tạm thời ít gây u hạt đang được ưu tiên sử dụng.
- Nghẽn mạch: Tình trạng này xuất hiện khi bác sĩ thẩm mỹ tiêm filler trúng vào mạch máu cuối. Biến chứng nặng nề nhất của vấn đề này là hoại tử da hay mù mắt.
- Filler di chuyển sang các vùng xung quanh
Làm thế nào để phòng tránh tác dụng phụ khi tiêm filler nâng mũi?
Để ngăn ngừa tối đa biến chứng trong quá trình tiêm filler nâng mũi, phái đẹp cần ghi nhớ những điều quan trọng sau đây:
- Tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng về công nghệ tiêm filler nâng mũi từ nhiều nguồn khác nhau trước khi quyết định thực hiện
- Lựa chọn bác sĩ thẩm mỹ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và có chứng chỉ hành nghề
- Tìm đến các trung tâm thẩm mỹ uy tín và danh tiếng, đã được Bộ Y tế cấp phép hoạt động
- Kiểm tra cẩn thận nguồn gốc, xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng và bao bì nhãn mác của chất làm đầy mà bạn lựa chọn
- Nhận thức rõ ràng và sâu sắc các rủi ro cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi nâng mũi bằng chất làm đầy
- Đọc kỹ thành phần của filler, đảm bảo chắc chắn rằng bạn không dị ứng với bất kỳ thành phần nào
- Trước khi tiến hành, hãy thành thật khai báo với bác sĩ chuyên khoa về các loại thuốc và thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng
Tiêm filler nâng mũi giữ được bao lâu?
“Tiêm filler nâng mũi giữ được bao lâu?” là thắc mắc mà chị em phụ nữ rất quan tâm trong thời gian qua. Các chuyên gia thẩm mỹ nhận định, hiệu quả làm đẹp của kỹ thuật này chủ yếu phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Nguồn gốc, xuất xứ của chất làm đầy: Thời gian duy trì của filler chịu sự chi phối từ nguồn gốc – xuất xứ của dòng sản phẩm. Thông thường, các loại filler của Hoa Kỳ có thể phát huy công dụng trong vòng 12 – 18 tháng, trong khi đó, hiệu quả của chất làm đầy đến từ Hàn Quốc là 6 – 12 tháng. Sau khoảng thời gian này, nếu muốn tiếp tục sở hữu vẻ đẹp thanh thoát, chị em cần tiêm filler định kỳ.
- Cơ địa: Đây là yếu tố chủ quan mà người đọc cần cân nhắc khi tiêm filler nâng mũi. Hiệu quả thẩm mỹ của kỹ thuật này phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe làn da và đặc điểm thể trạng của từng người.
Bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi: “Có nên tiêm filler mũi không? Giữ được bao lâu?” Hy vọng, thông qua những phân tích trên, chị em có thể đưa ra quyết định làm đẹp đúng đắn. Tóm lại, công nghệ thẩm mỹ phù hợp nhất với bản thân không chỉ khắc phục triệt để khuyết điểm trên khuôn mặt mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe tối đa.
topAZ Review có 4 tiêu chí rõ ràng giúp bạn đọc có quyết định sáng suốt và chính xác hơn
Đầy đủ Minh bạch Giá trị Hữu íchDOANH NGHIỆP: Được đăng tải thông tin MIỄN PHÍ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!