4.5/5 - (62 bình chọn)

Thu gọn cánh mũi là gì? Các phương pháp phổ biến hiện nay

Cập nhật 28/12/2022
Tác giả / Reviewer
Chuyên mục Thẩm mỹ mũi
TopCông ty / Đơn vị / Tổ chứcXếp hạng
1Kỹ thuật cắt cánh mũi
2Kỹ thuật cuộn cánh mũi
3Bước 1: Tư vấn và thăm khám
4Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát
5Bước 3: Nghiên cứu tỷ lệ và tiến hành đo vẽ
6Bước 4: Tiến hành thu gọn cánh mũi
7Bước 5: Chăm sóc sau phẫu thuật
8Các phương pháp tự thu gọn cánh mũi tại nhà có hiệu quả không?
9Thu gọn cánh mũi có vĩnh viễn không? Chi phí bao nhiêu?
10Thu gọn cánh mũi có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
11Sau khi thu gọn cánh mũi, cần bao nhiêu thời gian để lành vết thương?
12Phẫu thuật thu gọn cánh mũi có để lại sẹo không?
13Phương pháp thu gọn cánh mũi có giúp mũi cao hơn không?
14Khi nào nên cắt cánh mũi?
Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi thu gọn cánh mũi [Xem chi tiết]

Cánh mũi to bè là khuyết điểm khiến nhiều chị em tự ti về nhan sắc tự nhiên của mình. Trong trường hợp này, thu gọn cánh mũi chính là giải pháp cải thiện dáng mũi một cách an toàn và nhanh chóng. Như vậy, phương pháp này có ưu, nhược điểm gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Chi phí ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Theo quan niệm của ngành nhân trắc học, một chiếc mũi đẹp mang các đặc điểm sau:

  • Độ dài mũi bằng ⅓ chiều dài khuôn mặt
  • Độ cao sống mũi khoảng 9 – 10mm
  • Độ cao đỉnh mũi và độ rộng cánh mũi bằng ⅓ chiều dài mũi
  • Môi trên, nhân trung và góc chóp mũi hợp thành góc 90 – 100 độ
  • Góc giữa sống mũi, hai mắt và hai chân mày khoảng 130 độ
  • Sống mũi cao thẳng, tạo thành góc nghiêng 30 – 40 độ so với mặt phẳng khuôn mặt
  • Đầu mũi và sống mũi hợp thành hình dáng S-line tự nhiên, thanh thoát

Dưới góc độ thẩm mỹ học, đầu mũi đạt “tỷ lệ vàng” phải thỏa mãn 3 tiêu chí:

Góc nhìn trực diện

  • Chiều rộng cánh mũi chỉ bằng ⅓ chiều dài sống mũi (tính từ gốc mũi trán tới chóp mũi)
  • 2 cánh mũi thoải dần đều theo hình chữ A khi lấy chóp đầu mũi làm tâm

Góc nhìn nghiêng

  • Cánh mũi sở hữu độ cong uyển chuyển, mềm mại, chuyển tiếp dần từ chóp mũi xuống mặt phẳng khuôn mặt

Góc nhìn từ dưới lên trên

  • Đầu mũi cao 11 – 16mm với 2 cánh mũi cân đối thoải dần
  • Lỗ mũi có hình dáng hạt chanh

Thu gọn cánh mũi là gì?

Thu gọn cánh mũi là phương pháp làm đẹp tương đối đơn giản, sử dụng dao kéo để chỉnh sửa hình dáng tự nhiên của cánh mũi (loại bỏ một phần mô sụn) nhằm cải thiện khuyết điểm cánh mũi dày thô, to bè, thiếu tự nhiên. Tuy không trực tiếp can thiệp đến cấu trúc sinh học của mũi nhưng kỹ thuật này có thể giúp chiếc mũi của bạn thêm gọn gàng, thanh tú và hài hòa hơn với các đường nét sẵn có trên khuôn mặt.

Thu gọn cánh mũi là gì?
Thu gọn cánh mũi là phương pháp làm đẹp tương đối đơn giản, có khả năng cải thiện khuyết điểm cánh mũi dày thô, to bè, thiếu tự nhiên.

Thu gọn cánh mũi có mức độ xâm lấn rất thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng (chỉ khoảng 20 – 30 phút, quá trình hồi phục dễ dàng (sau 5 – 7 ngày) và chi phí hợp lý hơn phương pháp nâng mũi một cách đáng kể. Vì vậy, hiện nay, đây trở thành một trong những dịch vụ thẩm mỹ được cả nam giới lẫn nữ giới vô cùng ưa chuộng.

Thu gọn cánh mũi thích hợp với 3 nhóm đối tượng sau:

  • Những người trên 18 tuổi có cánh mũi dày thô, to bè và bành rộng ở hai bên
  • Khách hàng có lỗ mũi mất cân xứng nhưng ngại phẫu thuật nâng mũi cấu trúc
  • Những người kém tự tin về cánh mũi của mình và mong muốn được can thiệp chỉnh sửa

Vì là phương pháp làm đẹp xâm lấn nên thu gọn cánh mũi không phù hợp với:

  • Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
  • Những người bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông
  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Những người có tâm lý bất ổn
  • Những người đang bị nhiễm trùng

Để đảm bảo an toàn sức khỏe tối đa, các trung tâm thẩm mỹ sẽ thực hiện xét nghiệm cũng như thăm khám sức khỏe tổng quát cho khách hàng trước khi tiến hành thu gọn cánh mũi hay các phương pháp làm đẹp có xâm lấn khác. 

2 phương pháp thu gọn cánh mũi phổ biến nhất hiện nay

Căn cứ vào tình trạng thô dày, to bè của cánh mũi và đặc điểm dáng mũi cụ thể của mỗi chị em, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thu gọn cánh mũi bằng cách cuộn cánh mũi và cắt cánh mũi. Cả hai kỹ thuật này khá tương đồng về chi phí, thời gian thực hiện cũng như mức độ xâm lấn.

#01

Kỹ thuật cắt cánh mũi

Dạng phẫu thuật này phù hợp với các trường hợp mũi có kích thước lớn so với khuôn mặt, sống mũi thấp, cánh mũi to bè. Bên cạnh đó, cắt cánh mũi còn được áp dụng cho những khách hàng sở hữu cánh mũi thô dày, lỗ mũi to, đầu mũi tròn nhưng không muốn nâng mũi cấu trúc

Kỹ thuật cắt cánh mũi
Kỹ thuật cắt cánh mũi phù hợp với các trường hợp mũi có kích thước lớn so với khuôn mặt, sống mũi thấp, cánh mũi to bè.

Với kỹ thuật này, bác sĩ thẩm mỹ sẽ rạch một đường nhỏ tại chân cánh mũi, sau đó cân nhắc cắt bỏ một phần mô sụn nhằm tạo ra dáng mũi thanh thoát và cân đối hơn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ khâu vết thương lại và điều chỉnh hình dáng lỗ mũi thành dạng hạt chanh. 

Cắt cánh mũi là kỹ thuật chỉnh hình mũi đơn giản và kéo dài trong vòng 30 phút. Hiện nay, kỹ thuật này thường đi kèm với nâng mũi cấu trúc (tức kết hợp nâng cao sống mũi, bọc sụn tự thân với cắt mũi cấu trúc). Tuy không thể khắc phục triệt để mọi khuyết điểm nhưng phẫu thuật này có thể cải thiện đáng kể hình dáng của mũi, từ đó giúp khuôn mặt trở nên thu hút và sắc sảo hơn.

#02

Kỹ thuật cuộn cánh mũi

Khác với cắt cánh mũi, kỹ thuật cuộn cánh mũi không tác động trực tiếp đến mô sụn của cánh mũi. Do đó, cách làm này rất thích hợp với các chị em sở hữu đầu mũi khá thon gọn, dáng mũi cao thẳng bẩm sinh nhưng có lỗ mũi to và cánh mũi bè rộng, kém duyên.

Kỹ thuật cuộn cánh mũi
Kỹ thuật cuộn cánh mũi rất thích hợp với các chị em sở hữu đầu mũi khá thon gọn, dáng mũi cao thẳng bẩm sinh nhưng có lỗ mũi to và cánh mũi bè rộng, kém duyên.

Khi tiến hành cuộn cánh mũi, bác sĩ chuyên khoa sẽ rạch một đường nhỏ sát bên chân cánh mũi (chừng 2 – 3cm), sau đó sử dụng dụng cụ chuyên dụng điều chỉnh cánh mũi khép vào bên trong, cuối cùng cố định bằng chỉ thẩm mỹ. Vì vậy, bạn chỉ cần trải qua một tiểu phẫu nhỏ kéo dài 20 – 30 phút, các khuyết điểm trên sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.

Ưu, nhược điểm của phương pháp thu gọn cánh mũi

Ngày nay, tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của đời sống vật chất – tinh thần đã mang đến nhiều điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân có cơ hội làm điều mình yêu. Đây cũng chính là thời điểm nhu cầu làm đẹp của chúng ta gia tăng vô cùng ngoạn mục. Mời quý độc giả theo dõi một số ưu điểm vượt trội của phương pháp thu gọn cánh mũi:

  • Cải thiện khuyết điểm cánh mũi kém duyên, thô dày, to bè và thiếu tự nhiên
  • An toàn, ít xâm lấn, hiệu quả cao, có thể duy trì lâu dài, thậm chí vĩnh viễn
  • Không gây đau đớn, không để lại sẹo, thời gian tiến hành nhanh chóng (chỉ khoảng 20 – 30 phút) và quá trình hồi phục dễ dàng sau 5 – 7 ngày phẫu thuật
  • Chi phí phải chăng, dao động trong khoảng 5.000.000 – 10.000.000 đồng, rất phù hợp với khả năng tài chính của nhiều chị em

Tuy nhiên, nhược điểm của phẫu thuật thu hẹp cánh mũi là không thể khắc phục các khuyết điểm như đầu mũi hếch và to tròn hay sống mũi thấp bè, gồ ghề. Ngoài ra, phương pháp này không phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh về máu và tim mạch.

Ưu, nhược điểm của phương pháp
Nhược điểm của phẫu thuật thu hẹp cánh mũi là không thể khắc phục các khuyết điểm như đầu mũi hếch và to tròn hay sống mũi thấp bè, gồ ghề.

Quy trình thu gọn cánh mũi

Thu gọn cánh mũi là một tiểu phẫu đơn giản. Chỉ sau khoảng 30 phút tiến hành phẫu thuật và một chút thời gian nghỉ ngơi, khách hàng có thể về nhà tĩnh dưỡng mà không cần lưu lại bệnh viện thẩm mỹ. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, kỹ thuật này phải được tiến hành trong điều kiện khép kín, vô trùng theo trình tự sau:

#03

Bước 1: Tư vấn và thăm khám

Khi đến gặp mặt bác sĩ chuyên khoa, chị em sẽ được tư vấn và thăm khám cẩn thận. Thông thường, đối với trường hợp mũi có khuyết điểm nhỏ và không đáng kể, các bác sĩ sẽ khuyến khích khách hàng cuộn cánh mũi nhằm hạn chế xâm lấn tối đa. Ngược lại, nếu kỹ thuật này không đủ sức khắc phục khuyết điểm của bạn, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành cắt cánh mũi.

#04

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Tuy là thủ thuật đơn giản nhưng phương pháp này vẫn ít nhiều can thiệp xâm lấn mô. Do đó, trước khi phẫu thuật, độc giả cần khám sức khỏe tổng quát cũng như thực hiện một số xét nghiệm liên quan. Khách hàng chỉ được tiến hành thu gọn cánh mũi khi đáp ứng tốt yêu cầu về sức khỏe. Nếu không, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề nghị trì hoãn thời gian thực hiện để đảm bảo an toàn.

#05

Bước 3: Nghiên cứu tỷ lệ và tiến hành đo vẽ

Để chỉnh hình cánh mũi thành công, bác sĩ thẩm mỹ phải dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng dáng mũi của mỗi chị em, xác định tỷ lệ chính xác và đo vẽ cẩn thận trước khi phẫu thuật. Hiện nay, đa số cơ sở thẩm mỹ đều ứng dụng công nghệ tiên tiến cùng hệ thống máy móc, thiết bị tối tân để hỗ trợ bác sĩ trong công tác tạo hình cánh mũi.

#06

Bước 4: Tiến hành thu gọn cánh mũi

Sau khi hoàn tất quá trình tính toán và đo vẽ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành gây mê nhằm giảm thiểu cảm giác đau đớn khó chịu cho khách hàng trong suốt ca mổ, sau đó, thực hiện cuộn cánh mũi hoặc cắt cánh mũi theo yêu cầu của họ:

  • Đối với dịch vụ cuộn cánh mũi: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ bên trong khoang miệng rồi nhẹ nhàng kéo phần chân mũi vào trong, sau đó khâu bóp hai bên cánh mũi bằng chỉ thẩm mỹ, cuối cùng can thiệp nâng hai cánh mũi lên cao 0,1 – 0,3mm nhằm tạo dáng lỗ mũi thành hình hạt chanh.
  • Đối với dịch vụ cắt cánh mũi: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở rãnh tiếp giáp của má và cánh mũi, sau đó nhẹ nhàng lật cánh mũi lên, loại bỏ một phần sụn cánh mũi và lớp da bên ngoài nhờ dụng cụ chuyên dụng, cuối cùng khéo léo căn chỉnh cánh mũi theo đúng kích thước mong muốn và khâu vết thương lại bằng chỉ thẩm mỹ tại rãnh mũi.
#07

Bước 5: Chăm sóc sau phẫu thuật

Sau khi ca mổ kết thúc, chị em cần ở lại phòng chăm sóc hậu phẫu để theo dõi sức khỏe trong khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ. Nếu không nhận thấy vấn đề bất thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn chi tiết cách tự chăm sóc sau phẫu thuật và cho phép bạn về nhà ngay sau đó.

Thu gọn cánh mũi là phương pháp thẩm mỹ mũi an toàn, hiệu quả với mức độ xâm lấn thấp, thời gian phẫu thuật ngắn cùng chế độ chăm sóc vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, để vết thương lành lại nhanh chóng và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện viêm nhiễm, sẹo lồi, bạn cần băng kín vết mổ trong vòng 12 – 24 tiếng đồng hồ, vệ sinh vết thương mỗi ngày bằng mỡ kháng sinh và nước muối sinh lý, thường xuyên chườm đá lạnh, ăn uống theo hướng dẫn cũng như chủ động tái khám đúng hẹn.

Một số câu hỏi thường gặp về phương pháp thu gọn cánh mũi

Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất từ các chị em phụ nữ về phương pháp thẩm mỹ này:

#08

Các phương pháp tự thu gọn cánh mũi tại nhà có hiệu quả không?

Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật thu gọn cánh mũi tại nhà đơn giản và an toàn đang được nhiều chị em tin tưởng áp dụng như: tập thể dục – massage mũi, dùng nẹp mũi hay trang điểm. Tuy nhiên, hiệu quả của những cách làm này chỉ mang tính chất “chữa cháy” tạm thời và cần được duy trì liên tục, thường xuyên.

#09

Thu gọn cánh mũi có vĩnh viễn không? Chi phí bao nhiêu?

Đây là vấn đề được phái đẹp quan tâm hàng đầu khi nhắc đến phương pháp thu gọn cánh mũi. Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, nếu chăm sóc đúng cách, cả hai kỹ thuật cắt cánh mũi và cuộn cánh mũi đều có thể duy trì vĩnh viễn. Tuy nhiên, vì chỉ can thiệp chỉnh hình cánh mũi và một phần nhỏ của đầu mũi nên phương pháp này không thể khắc phục triệt để khuyết điểm sống mũi thấp tẹt, gồ ghề.

Bên cạnh đó, nhiều tín đồ làm đẹp cũng đặc biệt quan tâm đến chi phí phẫu thuật. Một số khảo sát cho thấy, hiện tại, chi phí dịch vụ thu gọn cánh mũi dao động trong khoảng 5.000.000 – 10.000.000 đồng (tùy vào trung tâm thẩm mỹ và bác sĩ tiến hành).

Có vĩnh viễn không? Giá bao nhiêu?
Phương pháp thu gọn cánh mũi có thể duy trì vĩnh viễn.

Người đọc nên lưu ý rằng, tuy đây là kỹ thuật làm đẹp đơn giản nhưng việc thu gọn cánh mũi ở những cơ sở thẩm mỹ chui, kém chất lượng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm hay hình dáng lỗ mũi thiếu tự nhiên, mất cân đối. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng và lựa chọn trung tâm thẩm mỹ danh tiếng với đội ngũ y bác sĩ trình độ cao trước khi thực hiện.

#10

Thu gọn cánh mũi có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Thu gọn cánh mũi là tiểu phẫu đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh chóng và an toàn hơn hẳn các phẫu thuật chỉnh sửa, tạo hình mũi khác. Nếu được thực hiện đúng quy trình bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện thẩm mỹ danh tiếng, phương pháp này hoàn toàn không gây ra bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào về mặt sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu tiến hành thu gọn cánh mũi ở những cơ sở thẩm mỹ không uy tín, kém chất lượng, không có giấy phép hoạt động của Bộ Y tế thì chị em có thể gặp phải nhiều biến chứng như: nhiễm trùng, chảy máu, mũi bầm tím và mưng mủ kéo dài, cánh mũi bị lệch, vết thương lâu lành, thậm chí hoại tử mũi.

#11

Sau khi thu gọn cánh mũi, cần bao nhiêu thời gian để lành vết thương?

Thông thường, phẫu thuật thu gọn cánh mũi sẽ được tiến hành một cách gọn gàng, nhanh chóng trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp làm đẹp bằng dao kéo nên vết thương tại mũi cần một khoảng thời gian nhất định để lành lại hoàn toàn.

Cần bao nhiêu thời gian để lành vết thương?
Sau khi thu gọn cánh mũi, chị em sẽ phục hồi nhanh chóng.
  • Sau 3 – 5 ngày phẫu thuật, vùng mũi bắt đầu đau nhức và sưng tấy. Đây là phản ứng tự nhiên và hoàn toàn bình thường. Vì vậy, người thực hiện không cần lo lắng.
  • 5 – 7 ngày sau, vết thương ở cánh mũi dần dần hồi phục, triệu chứng đau nhức và sưng tấy giảm đi rõ rệt. Lúc này, chị em có thể đến cơ sở thẩm mỹ để được bác sĩ chuyên khoa cắt chỉ.
  • Khoảng 2 tuần sau khi phẫu thuật, vùng mũi đã hoàn toàn ổn định. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy cánh mũi trở nên thon gọn, hài hòa và vô cùng thanh tú.
#12

Phẫu thuật thu gọn cánh mũi có để lại sẹo không?

Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, vì vị trí vết mổ cắt cánh mũi nằm tại rãnh mũi – môi nên kỹ thuật này ít đau, không để lại sẹo và có thời gian hồi phục nhanh chóng. Sau khi ca mổ kết thúc, bác sĩ sẽ đóng vết thương lại bằng chỉ thẩm mỹ. 

Loại chỉ này sẽ được cắt bỏ vào khoảng 5 – 7 ngày sau khi phẫu thuật. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể quay lại nhịp sống sinh hoạt thường ngày với chiếc mũi duyên dáng và thanh thoát mà không cần lo lắng về sự xuất hiện của sẹo lồi.

#13

Phương pháp thu gọn cánh mũi có giúp mũi cao hơn không?

Lời giải đáp của câu hỏi này phụ thuộc phần lớn vào dáng mũi của mỗi khách hàng. Nhìn chung, sau khi thu gọn cánh mũi, dáng mũi của bạn sẽ trở hài hòa, thon gọn và thanh thoát hơn. 

Thông thường, sau khi phẫu thuật, mũi của những người có dáng mũi cao tự nhiên sẽ trông cao hơn một chút. Nếu muốn thu gọn cánh mũi để giúp mũi cao hơn thì bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ thẩm mỹ để lựa chọn phương pháp chỉnh hình phù hợp nhất.

#14

Khi nào nên cắt cánh mũi?

Thu gọn cánh mũi là phương pháp cải thiện khuyết điểm cánh mũi dày thô, to bè rất an toàn, hiệu quả. Tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi chị em, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kỹ thuật cắt cánh mũi hoặc cuộn cánh mũi.

Khi nào nên cắt cánh mũi?
Thu gọn cánh mũi là phương pháp cải thiện khuyết điểm cánh mũi dày thô, to bè rất an toàn, hiệu quả.
  • Đối với những người có cánh mũi bình thường nhưng lỗ mũi to bè, bác sĩ sẽ cuộn phần cánh mũi vào trong, sau đó sử dụng chỉ chuyên dụng để chỉnh hình, tạo độ thon gọn và khép miệng vết thương. 
  • Đối với những người có dáng mũi thô, da mũi dày, cánh mũi to, bác sĩ buộc phải loại bỏ một phần da và mô sụn tại cánh mũi bằng cách rạch một đường nhỏ ở rãnh mũi – má, sau đó tạo hình và khâu lại vết thương.

Tóm lại, việc có nên cắt cánh mũi hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng cánh mũi và nhu cầu thu gọn của độc giả. Vì vậy, phái đẹp hãy tìm hiểu và thảo luận thật kỹ với bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định nhé!

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi thu gọn cánh mũi

Để đạt được kết quả thu gọn cánh mũi đúng như mong đợi, bên cạnh việc tiến hành phẫu thuật tại địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chất lượng với đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, độc giả cần tuân thủ nghiêm túc một số lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Dùng thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Đảm bảo vết thương luôn khô thoáng, tuyệt đối không để nước thấm vào.
  • Trong những ngày đầu tiên, bạn nên nhẹ nhàng lau sạch vết thương bằng nước muối sinh lý: Thấm tăm bông vào nước muối sinh lý, sau đó chậm rãi lau rửa vùng mũi 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng – tối.
  • 2 ngày sau khi mổ, hãy chườm đá lạnh xung quanh vùng cánh mũi để hạn chế tình trạng sưng tấy.
  • Sau 3 – 4 ngày, chị em nên chườm khăn ấm cho vùng mũi nhằm giảm thiểu hiện tượng bầm tím.
  • Tránh chạm tay, sờ nắn mũi hoặc vận động mạnh (chạy bộ, bơi lội, nhảy dây…) trong vòng 1 – 2 tuần đầu tiên.
  • Thanh lọc cơ thể bằng cách uống nhiều nước (nước lọc, nước trái cây, trà thảo mộc).
  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục thông qua việc tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh, thịt cá…
  • Tuyệt đối kiêng cử những loại thực phẩm – đồ uống có khả năng gây ra kích ứng và hình thành sẹo lồi như: hải sản, thịt gà, thịt bò, gạo nếp, rau muống, rượu bia, nước ngọt có ga… ít nhất 1 tháng. 
  • Tránh ngồi yên quá lâu hoặc nằm nghỉ suốt ngày, thay vào đó, người đọc nên thường xuyên đi lại nhẹ nhàng.
  • Ngủ trong tư thế nằm ngửa thoải mái, không nằm nghiêng, nằm sấp.
  • Không tự ý tháo bỏ băng gạc.
  • Xây dựng chế độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý, duy trì tinh thần vui vẻ, thư thái, tránh lo âu, căng thẳng, mệt mỏi.
  • Theo dõi quá trình lành lại của vết thương, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và chủ động đi tái khám thường xuyên.

Bài viết trên đã mang đến góc nhìn bao quát nhất về thu gọn cánh mũi. Hy vọng với những thông tin tổng quan cơ bản trên, độc giả đã có thể hiểu rõ hơn về phương pháp thẩm mỹ này, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn hình thức làm đẹp phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.

topAZ Review 4 tiêu chí rõ ràng giúp bạn đọc có quyết định sáng suốt và chính xác hơn

Đầy đủ Minh bạch Giá trị Hữu ích
BẠN ĐỌC: Được đảm bảo quyền lợi tốt hơn khi nói "Biết đến doanh nghiệp qua topAZ Review"
DOANH NGHIỆP: Đăng tải thông tin MIỄN PHÍ. Zalo OA hỗ trợ nhanh TẠI ĐÂY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

sụn nâng mũi có mấy loại

Sụn Nâng Mũi Có Mấy Loại? Nên chọn loại nào tốt nhất?

Sụn nâng mũi có rất nhiều loại, tùy vào phương pháp nâng và tình trạng mũi mà chọn lựa phù...

Tiêm chất làm đầy sai kỹ thuật

Tiêm filler bị vón cục có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào?

Tiêm filler là một trong những kỹ thuật làm đẹp đơn giản, nhanh chóng và mang đến hiệu quả tức...

Review nâng mũi bằng sụn tự thân có tốt không? giá bao nhiêu

Ngày nay, các phương pháp chỉnh sửa cấu trúc mũi bằng sụn nhân tạo không còn phổ biến nhiều như...

Top 9 việc nên kiêng sau khi nâng mũi bằng chỉ

Để vết thương ở mũi nhanh lành và giúp mũi lên form chuẩn đẹp, bạn cần kiêng cữ một số...

Ưu – nhược điểm của nâng mũi sụn tai

Nâng Mũi Sụn Tai An Toàn Bền Vững Cùng Với Chuyên Gia

Nâng mũi sụn tai đã trở nên vô cùng quen thuộc với các tín đồ làm đẹp. Theo thống kê,...

Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi: Nguyên nhân do đâu?

Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi: Nguyên nhân và cách xử lý

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp thẩm mỹ có khả năng chỉnh hình dáng mũi một cách hiệu quả,...