5/5 - (4 bình chọn)

Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi: Nguyên nhân và cách xử lý

Cập nhật 11/12/2022
Tác giả / Reviewer
Chuyên mục Thẩm mỹ mũi
TopCông ty / Đơn vị / Tổ chứcXếp hạng
Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi bao lâu thì có thể sửa lại? [Xem chi tiết]

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp thẩm mỹ có khả năng chỉnh hình dáng mũi một cách hiệu quả, an toàn, vừa mang đến vẻ đẹp tự nhiên, thanh tú vừa hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện biến chứng bóng đỏ, lộ sóng hoặc thủng da đầu mũi. Tuy nhiên, một số chị em nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và cách xử lý ra sao? Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây!

Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi: Nguyên nhân do đâu?

Là một trong những vấn đề thường gặp sau khi phẫu thuật, nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi bao gồm các dấu hiệu sau:

  • Đầu mũi ửng đỏ, sưng to
  • Vùng mũi phù nề, bầm tím
  • Phần da đầu mũi căng cứng khó chịu

Nếu vùng da đầu mũi quá mỏng manh, nhạy cảm thì kể cả khi làm đẹp bằng phương pháp nâng mũi bọc sụn, phái đẹp vẫn rất dễ bị bóng đỏ đầu mũi. Bạn có biết, sau khi phẫu thuật, miếng sụn sinh học độn ở sống mũi sẽ liên tục trồi lên tụt xuống và cọ xát với phần da đầu mũi theo mọi chuyển động cơ mặt của chủ nhân. Sau một khoảng thời gian dài, sự ma sát thường xuyên này sẽ làm da mũi bị bào mòn nhanh chóng. Đây chính là lý do khiến đầu mũi vẫn bị bóng đỏ ngay cả khi chị em nâng mũi bọc sụn.

Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi: Nguyên nhân do đâu?
Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi là một trong những vấn đề thường gặp sau khi phẫu thuật.

Ở một số trường hợp, hiện tượng đầu mũi bóng đỏ sau khi nâng mũi có thể bắt nguồn từ việc vùng da mũi bị ngoại lực tác động đột ngột hoặc bác sĩ thẩm mỹ đã nâng mũi quá cao. Hai nguyên nhân này khiến vùng da đầu mũi không săn chắc, kém đàn hồi và dễ tổn thương hơn.

Trên thực tế, trong quá trình phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ chuyên khoa có thể đã thao tác chưa thực sự chuẩn xác (can thiệp – xâm lấn quá nhiều đến cấu trúc tự nhiên của mũi) dẫn tới việc vô tình va chạm những vùng mô mềm xung quanh. Từ đây, hiện tượng nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi xuất hiện. 

Các chuyên gia cho biết, vấn đề này cũng có thể xuất phát từ cơ chế phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với sụn sinh học trong những ngày đầu tiên sau khi nâng mũi. Khoang mũi của phái đẹp cần một khoảng thời gian nhất định để thích nghi với sự thay đổi này. Ngoài ra, chế độ chăm sóc hậu phẫu không đúng cách (vô tình đụng chạm, sờ nắn, xoa bóp, dụi mũi…) cũng gây sưng đỏ, đau nhức tại đầu mũi.

Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi có nguy hiểm không? Cần phòng tránh thế nào?

Đây là hiện tượng hết sức bình thường. Đây là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn vẫn đang trong quá trình hồi phục. Trước sự biến đổi đột ngột trong cấu trúc tự nhiên của khoang mũi cùng sự xuất hiện bất thường của chất liệu sụn sinh học, vùng mũi của khách hàng cần thêm nhiều thời gian để thích ứng. Thông thường, hiện tượng này sẽ kéo dài 7 – 10 ngày. Để khắc phục tình trạng bóng đỏ đầu mũi, chị em cần:

  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ.
  • Chườm lạnh và kê đầu cao khi ngủ trong 1 – 2 ngày đầu tiên.
  • Thay băng và kiểm tra vết mổ mỗi ngày.
  • Nhẹ nhàng vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý 2 lần/ngày.
  • Tuyệt đối không tác động vào vùng mũi (xoa bóp, sờ nắn, đụng chạm, dụi mũi, gãi ngứa, nằm nghiêng, nằm sấp, cúi người quá thấp…)
  • Giữ gìn vùng mũi luôn khô thoáng, không để bụi bẩn bám vào.
  • Cắt chỉ đúng hẹn.
  • Tái khám thường xuyên.
  • Hút dịch ra ngoài 2 lần/ngày sau khi nâng mũi.
  • Hạn chế chơi các môn thể thao mạnh như: gym, nhảy, boxing, bơi lội… trong khoảng 3 tháng.
  • Uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả và trà thảo mộc.
  • Tăng cường bổ sung thịt cá, rau củ, trái cây, ngũ cốc và các loại đậu.
  • Kiêng cữ rau muống, hải sản, gạo nếp, thịt bò, thịt gà, đồ ngọt, thức ăn nhanh, món ăn dai cứng.
  • Tránh xa cà phê, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.

Tuy nhiên, nếu độc giả nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi sau 1 – 2 năm thì rất có thể, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường. Nguyên nhân vấn đề có thể xuất phát từ việc bạn đã làm đẹp bằng loại sụn nhân tạo quá thô cứng, kém chất lượng thay vì loại sụn sinh học mềm dẻo và cao cấp. Khi thời gian trôi qua, vùng da đầu mũi của khách hàng sẽ dần dần bị bào mòn. Đây là một trong những tiểu xảo phổ biến của các thẩm mỹ viện dỏm nhằm lôi kéo chị em nâng mũi với mức giá vô cùng hấp dẫn. 

Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là lời cảnh báo rằng vùng mũi đang bị nhiễm trùng. Thông thường, bên cạnh triệu chứng đầu mũi bóng đỏ, vùng mũi còn bị đau nhức, mưng mủ hay chảy dịch. Đây có thể là hậu quả của việc bác sĩ nâng mũi sai kỹ thuật hoặc chị em chăm sóc tại nhà không khoa học.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu bị đau đỏ đầu mũi sau khi nâng mũi bọc sụn, phái đẹp cần chủ động đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và xử lý dứt điểm. Hãy lựa chọn bệnh viện thẩm mỹ uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo an toàn sức khỏe một cách tối đa. 

Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra biến chứng nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi, bác sĩ thẩm mỹ sẽ đề xuất một trong các giải pháp sau:

Nếu cơ địa khách hàng không tương thích với sụn nhân tạo, bác sĩ sẽ thay thế sụn nhân tạo thông thường bằng sụn sinh học Nanoform cao cấp. Loại sụn này được giới chuyên môn đánh giá cao bởi đặc tính mềm mại, an toàn, có mức độ tương thích rất cao với khoang mũi. Cấu tạo bề mặt chứa hàng triệu lỗ Nano li ti giúp sụn Nanoform dễ dàng bám dính vào các mô mũi cũng như cho phép mạch máu xuyên qua dễ dàng. Đồng thời, bác sĩ có thể độn thêm sụn tự thân (sụn sườn, sụn vành tai, sụn vách ngăn, sụn cân thái dương) nhằm tăng cường khả năng bảo vệ đầu mũi. 

  • Nếu da đầu mũi quá mỏng, mũi được nâng quá cao, khiến da đầu mũi căng cứng quá mức, quá trình tuần hoàn máu gặp nhiều khó khăn thì bác sĩ sẽ tái phẫu thuật loại bỏ sụn cũ, sau đó thay thế bằng sụn mới với độ cao hợp lý hơn. 
  • Nếu đầu mũi quá ngắn, bác sĩ cần kéo dài và bọc lót đầu mũi bằng sụn tự thân để hạn chế tối đa tình trạng bóng đỏ đầu mũi.

Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi bao lâu thì có thể sửa lại?

Nếu bị đỏ đầu mũi sau khoảng 10 ngày từ khi phẫu thuật, phái đẹp có thể quay lại bệnh viện thẩm mỹ để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán nguyên nhân và chỉnh sửa ngay lập tức (nếu cần thiết). Lúc đó, vấn đề này có thể được xử lý nhanh gọn và dễ dàng. 

Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi bao lâu thì có thể sửa lại?
Phái đẹp hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bị bóng đỏ đầu mũi sau khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sau 10 ngày đầu tiên thì bạn cần đợi thêm 3 – 4 tháng. Vào giai đoạn này, hệ thống mạch máu và tế bào bên trong khoang mũi đã bám dính cũng như liên kết chặt chẽ với sụn nhân tạo ở sống mũi.

Do đó, quá trình chỉnh sửa, bóc tách và khắc phục biến chứng trở nên khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, đây là thời điểm điều chỉnh phù hợp nhất bởi nếu chị em vội vàng sửa mũi thì việc liên tục xâm lấn – can thiệp đến mô mềm khiến vùng mũi dễ bị tổn thương, nhiễm trùng hơn. 

Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi là một trong những biến chứng thường gặp nhất. Như bài viết đã đề cập, tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, chị em nên chủ động thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và được hướng dẫn cách xử lý hiệu quả, kịp thời.

Tham khảo thêm: Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi: Nguyên nhân và cách xử lý

topAZ Review 4 tiêu chí rõ ràng giúp bạn đọc có quyết định sáng suốt và chính xác hơn

Đầy đủ Minh bạch Giá trị Hữu ích
BẠN ĐỌC: Được đảm bảo quyền lợi tốt hơn khi nói "Biết đến doanh nghiệp qua topAZ Review"
DOANH NGHIỆP: Đăng tải thông tin MIỄN PHÍ. Zalo OA hỗ trợ nhanh TẠI ĐÂY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Nâng mũi có vĩnh viễn không? Có gặp phải biến chứng gì không?

Ngày nay, phương pháp nâng mũi ngày càng trở nên phổ biến đối với các tín đồ làm đẹp. Tuy...

thu gọn cánh mũi

6 Cách thu gọn cánh mũi không cần phẫu thuật bạn nên biết

Hiện nay có rất nhiều phương pháp thu gọn cánh mũi mà không cần dùng đến phẫu thuật. Những cách...

Thu gọn cánh mũi có vĩnh viễn không? Giá bao nhiêu?

Thu gọn cánh mũi là gì? Các phương pháp phổ biến hiện nay

Cánh mũi to bè là khuyết điểm khiến nhiều chị em tự ti về nhan sắc tự nhiên của mình....

Nâng Mũi S Line Uốn Lượn Tuyệt Đẹp Sau 60 Phút

Nâng mũi S Line đang là một trào lưu hot được rất nhiều tín đồ thẩm mỹ quan tâm tìm...

Nâng Mũi Cao Tây L Line Đẹp Hoàn Hảo Ở Bác Sĩ Tài Năng

Nâng mũi cao tây cho dáng mũi đẹp sang trọng hiện đại, thực hiện hoàn hảo không tì vết với...

Nâng Mũi Bọc Sụn Đẹp Mỹ Mãn Chỉ 60 Phút

Nâng mũi bọc sụn đẹp mỹ mãn chỉ trong 60 phút, không đau, không để lại sẹo, không mất thời...