Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi: Nguyên nhân và cách xử lý
Top | Cty / Đơn vị / Sản phẩm | Xếp hạng |
---|---|---|
1 | Kỹ thuật nâng mũi | |
2 | Tay nghề của bác sĩ | |
3 | Chất liệu sụn nâng | |
4 | Quy trình phẫu thuật không vô trùng tuyệt đối | |
5 | Chăm sóc không đúng cách | |
6 | Do phản ứng đào thải sụn nhân tạo | |
7 | Không tái khám thường xuyên | |
8 | Xử lý nâng mũi chưa lòi sụn ra bên ngoài | |
9 | Khắc phục nâng mũi bị lòi sụn ra bên ngoài | |
Phòng ngừa biến chứng nâng mũi bị lòi sụn trong mũi [Xem chi tiết] |
Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là biến chứng nguy hiểm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do bác sĩ tay nghề kém, quy trình nâng mũi không vô trùng tuyệt đối và chăm sóc sai cách. Nếu không được xử lý sớm, mũi có thể bị viêm nhiễm nặng, hoại tử và biến dạng.
Nhận biết nâng mũi bị lòi sụn trong mũi
Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ sử dụng sụn nhân tạo và sụn tự thân để cải thiện sống mũi và một số khuyết điểm khác như đầu mũi to tròn, kém thon gọn,… Phương pháp này có thể khắc phục các khuyết điểm ở mũi, mang lại dáng mũi thanh thoát, thon gọn và giúp khuôn mặt trở nên thu hút hơn.
Tuy nhiên, nâng mũi đi kèm với một số rủi ro và biến chứng hậu phẫu – đặc biệt là trong trường hợp thực hiện tại những cơ sở kém chất lượng. Trong đó, nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là biến chứng thường gặp nhất.
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng nâng mũi bị lòi sụn trong mũi:
- Đầu mũi bóng đỏ, bị bào mòn và có dấu hiệu sưng nóng hơn so với các vùng da khác
- Nhận thấy nếp hằn của sụn nâng ở đầu mũi
- Một số trường hợp nặng còn có thể nhìn thấy rõ sụn nâng lòi ra hẳn khỏi hẳn khỏi mũi
- Cấu trúc mũi trở nên lỏng lẻo, kém ổn định
- Mũi đau nhức, phù nề và có dấu hiệu giảm khứu giác
- Vùng da ở mũi lở loét, sưng viêm và có thể xảy ra hiện tượng ứ mủ
- Một số trường hợp sụn bị lòi vào bên trong khoang mũi gây ra cảm giác khó chịu
Thống kê cho thấy, biến chứng lòi sụn thường xảy ra ở những trường hợp nâng mũi đơn thuần (chỉ dùng sụn nhân tạo để nâng mũi). Các trường hợp kết hợp sụn nhân tạo và sự tự thân hiếm khi gặp phải tình trạng này. Vì sụn tự thân được dùng để bao bọc đầu mũi và ngăn cho sụn nhân tạo chạy ngược xuống đầu mũ và khoang mũi.
Nguyên nhân gây lòi sụn khi nâng mũi
Có rất nhiều nguyên nhân gây lòi sụn sau khi nâng mũi. Các nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm:
Kỹ thuật nâng mũi
Hiện nay, có khá nhiều kỹ thuật nâng mũi được áp dụng. Biến chứng lòi sụn chỉ xảy ra đối với những trường hợp can thiệp nâng mũi bằng phương pháp phẫu thuật. Trong đó, nâng mũi bằng sụn nhân tạo đơn thuần thường có nguy cơ cao hơn so với nâng mũi bọc sụn.
Thông thường, các trường hợp nâng mũi đơn thuần đều phải tiến hành tái khám định kỳ để đánh giá tình trạng co rút sụn và tái phẫu thuật trong trường hợp cần thiết. Nếu không tiến hành thay sụn kịp thời, sụn có lòi ra đầu mũi hoặc lòi vào bên trong khoang mũi.
Tay nghề của bác sĩ
Trước khi đưa chất liệu độn vào mũi, bác sĩ phải tính toán kích thước chính xác để sụn nâng phù hợp với cấu trúc mũi của từng khách hàng. Trường hợp bác sĩ có tay nghề yếu kém chỉnh sửa sụn nhân tạo quá dày và dài khiến đầu mũi bị kéo căng quá mức, dẫn đến tình trạng bóng đỏ da và lộ sụn sau một thời gian ngắn.
Ngoài ra, tình trạng lòi sụn cũng có thể xảy ra do sụn nâng không được đặt đúng vị trí (đặt quá gần đầu mũi). Vì vậy khi có tác động nhẹ (đi lại, sinh hoạt), đầu sụn có thể chúi về phía trước và gây ra hiện tượng lộ sụn nâng.
Chất liệu sụn nâng
Chất liệu sụn nâng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ của phương pháp nâng mũi. Sử dụng sụn nâng quá cứng có thể khiến dáng mũi thô, không giữ được nét mềm mại và tự nhiên. Ngoài ra, sụn nâng quá cao còn gây bào mòn da mũi khiến đầu mũi bóng đỏ, mỏng dần theo thời gian và gây ra hiện tượng lộ sụn.
Quy trình phẫu thuật không vô trùng tuyệt đối
Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn mô. Vì vậy nếu không đảm bảo vô trùng tuyệt đối, mũi có thể bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật. Tình trạng viêm nhiễm khiến vùng da ở đầu mũi bị mưng mủ, mỏng và có nguy cơ lộ sụn cao. Trong trường hợp này, sụn lộ thường đi kèm với một số dấu hiệu khác như mũi nóng đỏ, đau nhức và phù nề.
Chăm sóc không đúng cách
Ngoài yếu tố về tay nghề của bác sĩ, lòi sụn sau khi nâng mũi cũng có thể xảy ra do chăm sóc không đúng cách. Sau khi nâng, mũi cần ít nhất 14 ngày để ổn định. Vì vậy nếu tác động liên tục vào vùng mũi trong thời gian này, sụn nâng có thể bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và làm tăng nguy cơ lộ sụn.
Ngoài ra, các chấn thương mạnh lên vùng mũi, tai nạn,… cũng có thể khiến sụn nâng tụt về phía trước và gây ra tình trạng lòi sụn.
Do phản ứng đào thải sụn nhân tạo
Trong một số trường hợp, sụn nhân tạo có thể bị đào thải sau khi nâng. Đây là phản ứng phụ thuộc vào cơ địa của từng người nên không thể dự đoán trước. Ở những người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch xác định sụn nhân tạo là “dị nguyên” và phản ứng bằng cách tạo ra kháng thể tấn công vào vùng mũi. Tình trạng này kéo dài khiến mũi bị phù nề, da mũi kéo căng, mỏng dần theo thời gian và khiến sụn nhân tạo bị lòi ra phần đầu mũi hoặc bên trong khoang mũi.
Không tái khám thường xuyên
Sau khi nâng mũi – đặc biệt là nâng mũi bằng sụn nhân tạo, bạn cần phải tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp mũi đã lành hoàn toàn, cần tái khám 1 lần/ năm để được bác sĩ kiểm tra sụn mũi và tiến hành xử lý nếu phát hiện vấn đề bất thường.
Sụn nhân tạo có hạn sử dụng nhất định. Do đó sau khoảng 8 – 10 năm, sụn có dấu hiệu co rút và cần phải tái phẫu thuật để phòng ngừa biến chứng lộ sụn, biến dạng mũi. Vì vậy, hiện tượng nâng mũi bị lòi sụn trong mũi cũng có thể xảy ra do tâm lý chủ quan, không tiến hành tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.
Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi có nguy hiểm không?
Nâng mũi lòi sụn là biến chứng khá phổ biến khi can thiệp thẩm mỹ mũi bằng sụn nâng – đặc biệt là sụn nhân tạo. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ mà còn tác động không nhỏ đến sức khỏe. Nếu không kịp thời điều trị, bạn có thể phải đối mặt với các biến chứng như:
- Cấu trúc mũi bị hư hại nặng nề và cần phải phẫu thuật toàn bộ mũi để phục hồi hình dáng mũi ban đầu
- Mũi bị hoại tử, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp
- Một số trường hợp sụn nâng chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến liệt cơ mặt và ảnh hưởng đến thị lực
Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là biến chứng nguy hiểm khi can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ. Vì vậy ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Cách xử lý nâng mũi bị lòi sụn trong mũi
Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là biến chứng khá phổ biến. Tuy nhiên, cách xử lý biến chứng này tương đối phức tạp và phù hợp nhiều vào tình trạng cụ thể của mũi.
Xử lý nâng mũi chưa lòi sụn ra bên ngoài
Trường hợp sụn bị lộ ở đầu mũi nhưng chưa lòi hẳn ra bên ngoài có mức độ nhẹ hơn so với trường hợp đã lộ sụn hoàn toàn. Đối với trường hợp này, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp xử lý như:
- Điều trị bằng kháng sinh trong vòng 2 tuần trước khi loại bỏ sụn để ngăn ngừa vêm nhiễm và hoại tử.
- Sau đó, tiến hành loại bỏ sụn nhân tạo cũ và thay thế bằng sụn tự thân để tránh tình trạng lòi sụn, đào thải sụn,…
- Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét có nên ghép thêm mô nhân tạo hoặc da vào phần mũi hay không
Ngoài ra nếu không có nhu cầu thực hiện nâng mũi trở lại, bạn có thể yêu cầu bác sĩ loại bỏ sụn nhân tạo cũ và phục hình dáng mũi như ban đầu. Trong trường hợp này, bác sĩ phải sử dụng chỉ khâu để loại bỏ da thừa ở phần mũi (do da mũi bị sụn nhân tạo kéo căng).
Khắc phục nâng mũi bị lòi sụn ra bên ngoài
Đối với trường hợp sụn ra lòi hẳn ra bên ngoài, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp xử lý như:
- Loại bỏ sụn nâng trong trường hợp sớm nhất
- Sau đó, dùng kháng sinh trong ít nhất 2 tuần để giải quyết triệt để tình trạng viêm nhiễm
- Sau khoảng 2 tháng, bác sĩ sẽ sử dụng mỡ tự thân để phục hồi mỡ và mô da ở vùng đầu mũi. Đối với trường hợp nặng, bạn có thể phải thực hiện tiêm mỡ tự thân từ 2 – 3 lần.
- Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn một số phương pháp để cải thiện hình dáng mũi. Trong đó, giải pháp tối ưu nhất là nâng mũi bọc sụn và nâng mũi cấu trúc
Toàn bộ quá trình xử lý nâng mũi bị lòi sụn hoàn toàn kéo dài từ 6 – 8 tháng. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, tâm lý và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn nên chú ý các biểu hiện ở vùng mũi và tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Phòng ngừa biến chứng nâng mũi bị lòi sụn trong mũi
Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là một trong những biến chứng nguy hiểm khi can thiệp chỉnh sửa mũi. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tác động đến sức khỏe và gây hao tốn tài chính.
Chia sẻ của bác sĩ Lê Trần Duy về phẫu thuật chỉnh sửa mũi – làm thế nào để an toàn nhất
Vì vậy trước khi can thiệp nâng mũi, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa biến chứng lòi sụn sau đây:
- Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, tay nghề cao và đã được đào tạo bài bản về lĩnh vực tạo hình thẩm mỹ. Không thực hiện tại các cơ sở làm đẹp nhỏ lẻ, quảng cáo nâng mũi giá rẻ. Bởi hầu hết các cơ sở này đều không đảm bảo yếu tố vô trùng trong quá trình nâng mũi.
- Nếu có thể, nên lựa chọn nâng mũi bọc sụn thay vì nâng mũi bằng sụn nhân tạo đơn thuần – nhất là trong trường hợp vùng da ở đầu mũi mỏng và có cơ địa nhạy cảm.
- Chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng dùng thuốc và tác động mạnh vào vùng mũi trong ít nhất 7 – 14 ngày sau khi nâng mũi.
- Chú ý các biểu hiện bất thường ở vùng mũi và tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng khác thường như đầu mũi nóng đỏ, đau nhức, lộ vết dấu của sụn nhân tạo,…
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được đánh giá tiến độ phục hồi và kịp thời phát hiện – xử lý phản ứng đào thải. Sau khi mũi đã ổn định, bạn nên tái khám 1 năm/ lần để xem xét tình trạng sụn và tiến hành thay sụn trong trường hợp cần thiết.
Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là một trong những biến chứng nguy hiểm khi can thiệp các phương pháp thẩm mỹ mũi. Vì vậy, bạn nên chú ý các biểu hiện bất thường ở vùng mũi và tìm gặp bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Top 10 Địa chỉ Nâng Mũi Đẹp tại TPHCM: uy tín nhất
- Top 8 Địa Chỉ Nâng Mũi Đẹp tại Hà Nội: uy tín chuyên nghiệp
- 11 Bác Sĩ Phẫu Thuật Thẩm Mỹ tại TPHCM: giỏi & được review tốt
- Top 10 Kem Trị Sẹo tốt nhất hiện nay được đánh giá cao
topAZ Review có 4 tiêu chí rõ ràng giúp bạn đọc có quyết định sáng suốt và chính xác hơn
Đầy đủ Minh bạch Giá trị Hữu íchDOANH NGHIỆP: Được đăng tải thông tin MIỄN PHÍ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!