Đánh Giá

Tiêm filler mũi cần kiêng những gì để mau lành?

Cập nhật 11/12/2022
Tác giả / Reviewer
Chuyên mục Thẩm mỹ mũi
TopCông ty / Đơn vị / Tổ chứcXếp hạng
1Kiêng tác động mạnh đến mũi
2Hạn chế một số hoạt động
3Kiêng một số thực phẩm sau khi tiêm filler mũi
4Tránh một số thức uống
5Cách ly với các yếu tố gây dị ứng mũi
6Hạn chế thức khuya, căng thẳng
7Kiêng trang điểm sau khi tiêm filler mũi
8Tránh xông hơi
Tiêm filler mũi cần kiêng những gì để nhanh lành? [Xem chi tiết]

Tiêm filler mũi cần kiêng những gì là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi chăm sóc không đúng cách có thể làm chậm thời gian hồi phục, tăng nguy cơ viêm nhiễm và giảm hiệu quả thẩm mỹ của phương pháp. Trong một số trường hợp, filler còn có thể di chuyển sang những vị trí khác gây ra tình trạng mũi gồ ghề, biến dạng.

Tiêm filler mũi cần kiêng những gì
Tiêm filler mũi cần kiêng những gì?

Tiêm filler mũi cần kiêng những gì để nhanh lành?

Tiêm filler mũi là phương pháp nâng mũi không phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng filler (chất làm đầy) để nâng cao sống mũi, thu nhỏ đầu mũi và giúp dáng mũi trở nên thon gọn, thanh thoát hơn. Khác với các phương pháp nâng mũi xâm lấn, tiêm filler đưa chất làm đầy qua mũi tiêm nhỏ nên hoàn toàn không gây chảy máu, đau nhức và không mất thời gian nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên để filler ổn định nhanh chóng và mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, bạn nên kiêng cử một số hoạt động, thực phẩm và đồ uống sau:

#01

Kiêng tác động mạnh đến mũi

Filler thực chất là dung dịch acid hyaluronic. Do đó, filler rất dễ chảy sang vị trí không mong muốn nếu có tác động mạnh. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp filler chảy xuống cánh mũi hoặc thậm chí là má khiến dáng mũi trở nên kém tự nhiên, mất cân đối và không mang lại hiệu quả thẩm mỹ như mong đợi.

Tiêm filler mũi cần kiêng những gì
Cần hạn chế tối đa các tác động lên mũi trong ít nhất 10 ngày đầu tiên

Vì vậy sau khi tiêm filler, bạn cần hạn chế các tác động cơ học vào mũi như ngoáy mũi, dụi mũi, gãi mũi,… Ngoài ra, tránh đeo khẩu trang quá chặt vì có thể khiến filler chảy sang các vị trí khác và ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp. Bên cạnh đó, không nên massage mũi trong ít nhất 10 ngày đầu tiên.

#02

Hạn chế một số hoạt động

Mặc dù không phải kiêng cử nghiêm ngặt như nâng mũi nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh như chạy bộ, đạp xe, nâng tạ, tennis, bóng chuyền, bóng đá,… Ngoài ra, cần tránh bơi lội trong ít nhất 10 ngày đầu sau khi tiêm filler. Bộ môn này có thể khiến đầu mũi tròn bè, kém thon gọn và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở vị trí tiêm.

Tiêm filler mũi cần kiêng những gì
Sau khi tiêm filler mũi, không nên chạy bộ, đánh tennis và các hoạt động thể chất có cường độ mạnh

Theo các chuyên gia, bạn nên tránh thực hiện các hoạt động thể chất từ 7 – 10 ngày sau khi tiêm filler mũi. Sau khi filler đã ổn định, có thể bắt đầu với các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền định,…

Ngoài các hoạt động thể chất, bạn cũng cần hạn chế di chuyển bằng xe máy và xe đạp. Các phương tiện này dễ bị xóc và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp tiêm filler làm thon gọn mũi.

#03

Kiêng một số thực phẩm sau khi tiêm filler mũi

Tiêm filler mũi không xâm lấn mô như nâng mũi hay thu gọn cánh mũi. Tuy nhiên để vết tiêm lành hẳn và giúp filler ổn định, bạn nên kiêng cử một số loại thực phẩm sau:

Tiêm filler mũi cần kiêng những gì
Hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng và ngứa ngáy vết tiêm
  • Hải sản: Hải sản là loại thực phẩm cần kiêng cử sau khi can thiệp tiêm filler và các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn. Nhóm thuốc này có thể gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ hoặc thậm chí gây dị ứng. Do đó để mũi lên dáng thon gọn, bạn nên hạn chế hải sản trong ít nhất 10 ngày sau khi tiêm.
  • Rau muống: Rau muống luôn nằm trong danh sách các loại thực phẩm cần kiêng cử sau khi tiêm filler. Loại rau này làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi, sẹo thâm. Vì vậy, bạn nên kiêng rau muống cho đến khi vết tiêm lành hoàn toàn.
  • Thịt bò: Tương tự như rau muống, thịt bò có khả năng tăng sinh collagen và elastin dẫn đến tình trạng vết tiêm phát triển thành sẹo lồi. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có sắc tố đậm màu dễ gây ra sẹo thâm, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.
  • Gạo nếp: Sử dụng các món ăn làm từ gạo nếp có thể kích thích phản ứng viêm và mưng mủ ở vết tiêm. Hơn nữa, loại thực phẩm này còn khiến quá trình phục hồi diễn ra chậm, từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thẩm mỹ.
  • Tránh thực phẩm dị ứng: Nếu có tiền sử dị ứng thực phẩm, bạn cần tránh dùng các loại thực phẩm dị ứng sau khi tiêm filler. Sử dụng các loại thực phẩm này có thể gây ra tình trạng dị ứng và ảnh hưởng đến thời gian phục hồi của vùng mũi.
  • Món ăn chứa nhiều gia vị, chất bảo quản: Các món ăn chứa nhiều gia vị và chất bảo quản ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phục hồi và tái tạo của vùng mũi. Sau khi tiêm filler, bạn nên dùng các món ăn mềm và lạt để đảm bảo mũi lên form đẹp và tự nhiên.

Bên cạnh việc kiêng cử các loại thực phẩm kể trên, nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng tốc độ tái tạo, phục hồi.

#04

Tránh một số thức uống

Ngoài thức ăn, các loại thức uống cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ phục hồi và tái tạo sau khi tiêm filler mũi. Vì vậy để mũi lên form chuẩn đẹp và hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh, bạn nên kiêng cử những loại thức uống sau:

Tiêm filler mũi cần kiêng những gì
Kiêng đồ uống chứa cồn cho đến khi filler ổn định và dáng mũi đã lên form chuẩn
  • Đồ uống chứa cồn: Đồ uống chứa cồn luôn nằm trong danh sách những vấn đề cần kiêng cử sau khi can thiệp các biện pháp thẩm mỹ. Cồn có thể khiến cơ thể dễ bị dị ứng, da chậm phồi phục và tái tạo. Ở những người có cơ địa nhạy cảm, sử dụng đồ uống chứa cồn còn có thể để lại sẹo thâm ở vết tiêm.
  • Nước ngọt có gas: Nước ngọt có gas chứa nhiều phẩm màu, đường và chất bảo quản. Mặc dù không tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm và sẹo lõm nhưng thức uống này có thể tác động đến tốc độ phục hồi và ảnh hưởng đến form mũi sau khi tiêm.
  • Cà phê: Cà phê có thể tăng nguy cơ để lại sẹo thâm ở vết tiêm – đặc biệt là với những người có cơ địa nhạy cảm. Hơn nữa, caffeine trong thức uống này còn làm chậm quá trình hồi phục, tái tạo của da và khiến vùng mũi mất nhiều thời gian để lên form chuẩn.

Ngoài việc kiêng cử thức uống chứa cồn, cà phê và nước ngọt có gas, bạn nên bổ sung đủ 2 lít nước lọc/ ngày. Để đẩy nhanh tốc độ hồi phục, nên tăng cường dùng nước ép từ rau xanh, trái cây,…

#05

Cách ly với các yếu tố gây dị ứng mũi

Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, tình trạng sung huyết mũi có thể khiến filler khó ổn định và giảm hiệu quả thẩm mỹ. Chính vì vậy trong vòng 10 ngày sau khi tiêm filler, bạn cần tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây dị ứng mũi – đặc biệt là với những người có tiền sử bị viêm mũi và viêm xoang dị ứng.

Tiêm filler mũi cần kiêng những gì
Tránh tiếp xúc với lông thú nuôi cho đến khi filler ổn định hoàn toàn

Dị ứng mũi khiến niêm mạc mũi phù nề, gây nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi,… Các triệu chứng này kích thích phản ứng hắt hơi, xì mũi và dụi mũi. Các tác động này vô tình khiến filler di chuyển sang những vùng da khác và ảnh hưởng không nhỏ đến dáng mũi.

Để hạn chế tình trạng dị ứng mũi trong thời gian phục hồi, bạn nên:

  • Tránh tiếp xúc với chó mèo, thú nuôi, các loại phấn hoa, mủ thực vật,… có khả năng dị ứng.
  • Nếu có cơ địa dị ứng, nên ở nhà nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày sau khi tiêm filler. Trong trường hợp cần ra ngoài, nên đeo khẩu trang (tránh đeo khẩu trang quá chặt) để hạn chế tình trạng phấn hoa và chất dị ứng len lỏi vào niêm mạc mũi.
  • Viêm mũi dị ứng có thể bùng phát khi tiếp xúc với không khí lạnh. Vì vậy, bạn nên giữ ấm cơ thể và tránh nằm điều hòa quá lạnh sau khi tiêm filler mũi.
  • Trong trường hợp bị dị ứng đường hô hấp, cần thông báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị. Tuyệt đối không dụi mũi, xì mũi mạnh và tránh tuyệt đối các tác động mạnh lên vùng mũi được tiêm filler.
#06

Hạn chế thức khuya, căng thẳng

Filler thực chất là dung dịch axit hyaluronic đã được FDA Hoa Kỳ công nhận về độ an toàn và chấp thuận cho sử dụng trong các phương pháp thẩm mỹ nội khoa. Tuy nhiên khi tiêm filler vào mũi, cơ thể sẽ xem filler như “dị nguyên” và cần một khoảng thời gian nhất định để thích ứng. Nếu chăm sóc không đúng cách, filler có thể bị đào thải dẫn đến tình trạng sống mũi, đầu mũi kém thon gọn và không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Tiêm filler mũi cần kiêng những gì
Stress làm tăng phản ứng thái quá của hệ miễn dịch và dẫn đến tình trạng đào thải filler

Để hạn chế tình trạng này, bạn cần ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya và căng thẳng quá mức. Các chuyên gia cho biết, stress và thiếu ngủ làm tăng phản ứng thái quá của hệ miễn dịch dẫn đến tình trạng đào thải filler. Chính vì vậy để filler ổn định và mang lại dáng mũi thanh thoát, nên hạn chế thức khuya và căng thẳng trong ít nhất 10 ngày đầu tiên.

#07

Kiêng trang điểm sau khi tiêm filler mũi

Sau khi tiêm filler mũi, bạn nên kiêng trang điểm trong ít nhất 3 – 5 năm ngày đầu. Khi trang điểm, kem nền, phấn phủ,… có thể gây bít tắc vết tiêm và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Hơn nữa khi trang điểm, bạn buộc phải tẩy trang và dùng sữa rửa mặt để làm sạch mỹ phẩm trên da. Tuy nhiên, những tác động này có thể khiến lượng filler trong mũi mất ổn định và di chuyển đến những vị trí không mong muốn.

Tiêm filler mũi cần kiêng những gì
Cần tránh trang điểm trong ít nhất 3 – 5 ngày sau khi tiêm filler mũi

Vì vậy để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao và hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn, bạn nên tránh trang điểm cho đến khi filler đã ổn định.

#08

Tránh xông hơi

Một trong những điều tối kỵ sau khi tiêm filler mũi chính là xông hơi. Đây là vấn đề mà rất nhiều người bỏ qua dẫn đến tình trạng filler bị hóa lỏng, di chuyển sang những vị trí khác và gây ra hiện tượng mùi gồ ghề, biến dạng.

Tiêm filler mũi cần kiêng những gì
Xông hơi da mặt – Điều tối kỵ sau khi tiêm filler mũi

Ở một số trường hợp, nhiệt độ nóng còn có thể khiến filler di chuyển ngược lên vùng má, mắt, chèn ép dây thần kinh và gây ra các biến chứng nặng nề. Do đó, bạn nên tránh xông hơi vùng mặt trong ít nhất 2 tuần sau khi tiêm và chỉ nên thực hiện trở lại khi có sự cho phép của bác sĩ.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Tiêm filler mũi cần kiêng những gì?”. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn có thể xây dựng chế độ chăm sóc đúng cách sau khi tiêm filler mũi. Tuy nhiên để được tư vấn thêm về vấn đề này, nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ.

topAZ Review 4 tiêu chí rõ ràng giúp bạn đọc có quyết định sáng suốt và chính xác hơn

Đầy đủ Minh bạch Giá trị Hữu ích
BẠN ĐỌC: Được đảm bảo quyền lợi tốt hơn khi nói "Biết đến doanh nghiệp qua topAZ Review"
DOANH NGHIỆP: Đăng tải thông tin MIỄN PHÍ. Zalo OA hỗ trợ nhanh TẠI ĐÂY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Nâng mũi bán cấu trúc là gì?

Nâng mũi bán cấu trúc: Ưu điểm và chi phí phẫu thuật

Sở hữu một chiếc mũi cao thẳng, thanh tú là mong ước chung của phái đẹp. Tuy nhiên, không phải...

Sau khi nâng mũi bị va chạm

Sau khi nâng mũi bị va chạm có gặp vấn đề gì không?

“Sau khi nâng mũi bị va chạm có gặp vấn đề gì không?” là một trong những câu hỏi phổ...

thu gọn cánh mũi

6 Cách thu gọn cánh mũi không cần phẫu thuật bạn nên biết

Hiện nay có rất nhiều phương pháp thu gọn cánh mũi mà không cần dùng đến phẫu thuật. Những cách...

Nâng Mũi S Line Uốn Lượn Tuyệt Đẹp Sau 60 Phút

Nâng mũi S Line đang là một trào lưu hot được rất nhiều tín đồ thẩm mỹ quan tâm tìm...

Nâng Mũi Cao Tây L Line Đẹp Hoàn Hảo Ở Bác Sĩ Tài Năng

Nâng mũi cao tây cho dáng mũi đẹp sang trọng hiện đại, thực hiện hoàn hảo không tì vết với...

Nâng Mũi Bọc Sụn Đẹp Mỹ Mãn Chỉ 60 Phút

Nâng mũi bọc sụn đẹp mỹ mãn chỉ trong 60 phút, không đau, không để lại sẹo, không mất thời...