Tiêm filler mũi bị tràn có nguy hiểm không?
Top | Cty / Đơn vị / Sản phẩm | Xếp hạng |
---|---|---|
1 | Tay nghề của bác sĩ | |
2 | Filler kém chất lượng | |
3 | Tác động quá mạnh vào mũi sau khi tiêm | |
4 | Tiêm tan filler – Giải pháp xử lý tiêm filler hiệu quả | |
5 | Sử dụng thuốc khi cần thiết | |
6 | Phẫu thuật làm sạch filler | |
Phòng ngừa tiêm filler mũi bị tràn [Xem chi tiết] |
Tiêm filler mũi bị tràn là tình trạng filler dịch chuyển sang những vị trí không mong muốn như cánh mũi, má,… Nếu không xử lý kịp thời, mũi có thể bị biến dạng, sưng đỏ, gồ ghề hoặc thậm chí là hoại tử.
Tiêm filler mũi bị tràn là gì? Có nguy hiểm không
Tiêm filler mũi là phương pháp sử dụng filler (cấu tạo với hơn 90% là axit hyaluronic) tiêm vào phần đầu mũi và sống mũi để tạo dáng mũi tự nhiên, thanh thoát. Phương pháp này có thể khắc phục tình trạng sống mũi thấp và đầu mũi tròn bè, kém thon gọn. Filler đã được chứng nhận về độ an toàn đối với sức khỏe và có thể mang đến hiệu quả ngay sau khi thực hiện.
So với nâng mũi, tiêm filler mũi được đánh giá có độ an toàn cao vì chỉ xâm lấn mô ở mức độ tổi thiếu, hoàn toàn không chảy máu và không mất thời gian nghỉ dưỡng. Phương pháp này không can thiệp đến cấu trúc mũi nên rất thích hợp với những người e ngại về việc đụng chạm “dao kéo”.
Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao nhưng thực tế, tiêm filler mũi vẫn tiềm ẩn một số biến chứng. Trong đó, tình trạng tràn filler là biến chứng thường gặp nhất. Tiêm filler mũi bị tràn là tình trạng dung dịch filler di chuyển sang những vị trí không mong muốn (cánh mũi, má) hoặc phân bố không đồng đều, dồn quá nhiều về phía đầu mũi hoặc sống mũi.
Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của phương pháp, khiến sống mũi và đầu mũi không được thon gọn, thanh thoát. Ngược lại còn có thể dẫn đến tình trạng mũi bóng đỏ, gồ ghề, biến dạng hoặc thậm chí là viêm nhiễm, hoại tử nếu không xử lý sớm.
Nhận biết tiêm filler mũi bị tràn
Trên thực tế, mỗi phương pháp thẩm mỹ đều tiềm ẩn một số rủi ro và biến chứng. Do đó để có thể xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh, bạn nên nhận biết tình trạng tràn filler mũi từ những dấu hiệu đầu tiên.
Một số dấu hiệu giúp nhận biết tiêm filler mũi bị tràn:
- Vùng cánh mũi có xu hướng to bè hơn bình thường
- Sống mũi và đầu mũi không giữ được độ cao, thon gọn như sau khi mới tiêm filler
- Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng phù ở vùng má ngay bên cạnh mũi (do filler tràn xuống) hoặc filler có tràn vào vách ngăn giữa hai khoang mũi
- Mũi gồ ghề, kém thon gọn và có hiện tượng biến dạng
- Mũi đau nhức và phù nề
- Nếu không xử lý, mũi có thể bị biến dạng nặng, sưng đỏ, đau nhức và mưng mủ
Tràn filler mũi là biến chứng khá phổ biến và có thể xử lý hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Trong trường hợp chậm trễ, lượng filler tràn xuống những vị trí không mong muốn có thể khiến mạch máu, mô, dây thần kinh bị chèn ép và gây ra tình trạng bóng đỏ, nóng rát và viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây tiêm filler mũi bị tràn
Tiêm filler mũi bị tràn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp nhất:
#01Tay nghề của bác sĩ
Tiêm filler mũi là phương pháp thẩm mỹ nội khoa tương đối đơn giản. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu và hạn chế tối đa các rủi ro, bác sĩ phải được đào tạo bài bản về kỹ thuật tiêm filler và có khả năng cân chỉnh lượng filler phù hợp với từng trường hợp.
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều người không được đào tạo bài bản nhưng vẫn thực hiện tiêm filler cho khách hàng. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tràn filler mũi.
#02Filler kém chất lượng
Filler là dung dịch acid hyaluronic đã được FDA chấp thuận cho sử dụng trong các phương pháp thẩm mỹ nội khoa. Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng filler từ Trung Quốc, chưa được kiểm định về độ an toàn, mức độ tương thích và mập mờ về nguồn gốc – xuất xứ.
Các loại filler này thường có độ ổn định kém, dễ gây dị ứng, kích ứng và có thể tràn sang những vùng da xung quanh chỉ sau vài ngày tiêm. Ở một số ít trường hợp, tiêm filler kém chất lượng còn có thể gây phù nề, bóng đỏ đầu mũi và dẫn đến viêm mũi, hoại tử nặng.
#03Tác động quá mạnh vào mũi sau khi tiêm
Mặc dù không cần phải nghỉ dưỡng nhưng để mũi lên form đẹp, cần hạn chế sờ nắn, véo mũi, dụi mũi,… trong ít nhất 10 ngày đầu sau khi tiêm. Các tác động cơ học có thể khiến filler bị ảnh hưởng và có xu hướng tràn sang những vị trí khác. Chính vì vậy trong một số trường hợp, tình trạng tiêm filler mũi bị tràn là do khách hàng tác động quá mạnh vào vùng mũi.
Ngoài những tác động trên, một số thói quen sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của filler và dẫn đến tình trạng tràn filler mà nhiều người bỏ qua như đeo khẩu trang quá chặt, xông hơi, tắm nước ấm trong 3 ngày đầu,… Các hoạt động này có thể vô tình khiến filler hóa lỏng và lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Không giống với sụn nâng nhân tạo, filler là dung dịch acid hyaluronic nên rất dễ hóa lỏng nếu không chăm sóc đúng cách. Do đó, tình trạng tràn filler có thể xảy ra do khách hàng chăm sóc sai cách hoặc gặp va chấn trong quá trình sinh hoạt, lao động.
Khắc phục tiêm filler mũi bị tràn bằng cách nào?
Tiêm filler mũi bị tràn là một trong những biến chứng thường gặp. Tuy nhiên nếu xử lý sớm, tình trạng này có thể được cải thiện hoàn toàn và không để lại biến chứng nặng nề. Ngược lại, tình trạng chủ quan có thể khiến cấu trúc mũi bị hư hại nghiêm trọng.
Vì vậy ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu tràn filler mũi, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý sớm (tránh đến bệnh viện đã thực hiện nếu nghi ngờ nguyên nhân là do tay nghề của bác sĩ tại cơ sở này). Sau khi kiểm tra tình trạng và xác định mức độ tràn filler, bác sĩ có thể áp dụng một số giải pháp điều trị sau:
#04Tiêm tan filler – Giải pháp xử lý tiêm filler hiệu quả
Tiêm tan filler là giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp tràn filler mũi. Phương pháp này sử dụng dung dịch hyaluronidase để phá vỡ cấu trúc filler có trong da. Sau đó, cơ thể sẽ đào thải filler thông qua mồ hôi và các cơ quan bài tiết khác. Tương tự như tiêm filler mũi, tiêm tan filler có mức độ xâm lấn thấp, không sưng tấy, đau nhức và hoàn toàn không gây chảy máu.
Sau khi tiêm khoảng 3 – 7 ngày, lượng filler ở vùng mũi sẽ tan hoàn toàn. Tuy nhiên, yếu tố này còn phụ thuộc vào cơ địa và dung tích filler đã được tiêm vào vùng mũi. Để đảm bảo an toàn, cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, đã được đào tạo bài bản và sử dụng thuốc tiêm tan filler uy tín. Nếu tiếp tục thực hiện tại các thẩm mỹ viện nhỏ lẻ, tình trạng tràn filler có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
#05Sử dụng thuốc khi cần thiết
Tình trạng tràn filler có thể gây chèn ép mạch máu và các mô dẫn đến hiện tượng viêm đỏ, nóng rát và đau nhức. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau, chống viêm và kháng sinh – nếu nghi ngờ có hiện tượng viêm nhiễm. Thuốc thường được chỉ định dùng liên tục trong 5 – 7 ngày. Sau đó, bạn cần tái khám để được bác sĩ đánh giá mức độ tiến triển và đề ra hướng khắc phục tiếp theo.
Tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc khi chưa tìm gặp bác sĩ. Việc tùy tiện dùng thuốc giảm đau và kháng sinh có thể che lấp các dấu hiệu viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng hoại tử và gây tổn thương cấu trúc mũi nặng nề. Hơn nữa, dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc và gây khó khăn trong việc điều trị về sau.
#06Phẫu thuật làm sạch filler
Trong trường hợp filler bị tràn và vón cục, bác sĩ có thể yêu cầu tái khám sau 3 – 5 ngày. Nếu tình trạng không có chuyển biến, bạn sẽ được phẫu thuật để lấy sạch lượng filler tồn tại trong mũi và dẫn lưu mủ (nếu có). Sau đó, bác sĩ sẽ chỉnh mũi trở về hình dáng như cũ.
Đối với những trường hợp bị biến dạng mũi nặng, bạn có thể can thiệp một số phương pháp chỉnh sửa mũi sau khi tình trạng lành hoàn toàn. Tuy nhiên để hạn chế tối đa các rủi ro và biến chứng, nên thực hiện các biện pháp thẩm mỹ mũi tại các địa chỉ uy tín, an toàn và đáng tin cậy.
Phòng ngừa tiêm filler mũi bị tràn
Tiêm filler mũi là giải pháp dành cho những người có dáng mũi ít khuyết điểm. Phương pháp này giúp sống mũi cao, thanh thoát và đầu mũi trở nên thon gọn hơn. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tràn filler mũi sau:
- Lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về kỹ thuật tiêm filler mũi. Đồng thời cơ sở này phải đảm bảo quy trình tiêm diễn ra vô trùng tuyệt đối và chỉ dùng các loại filler đã được cấp giấy chứng nhận.
- Tuyệt đối không lựa chọn các cơ sở nhỏ lẻ thực hiện tiêm filler với giá rẻ. Đa số những trường hợp thực hiện tại các cơ sở này đều gặp vô số biến chứng và tác dụng không mong muốn.
- Nên nghỉ ngơi tại nhà trong vòng 24 giờ sau khi tiêm và tránh tác động lên vùng mũi trong ít nhất 7 – 10 ngày.
- Thực hiện các biện pháp chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ như tránh trang điểm, massage, xông hơi, stress, thức khuya và tập thể dục trong 10 ngày đầu. Nên ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc để filler ổn định nhanh, hạn chế tình trạng filler bị đào thải hoặc di chuyển sang những vị trí khác.
- Nếu gặp phải chấn thương mạnh lên vùng mũi và mặt, nên đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý sớm.
- Sau khi tiêm filler, cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Hoặc có thể chủ động đến bệnh viện nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Tiêm filler mũi bị tràn là biến chứng khá phổ biến sau khi nâng mũi bằng chất làm đầy. Tình trạng này có thể gây sưng đỏ, đau nhức, biến dạng mũi hoặc thậm chí là hoại tử. Do đó ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, nên chủ động đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời.
topAZ Review có 4 tiêu chí rõ ràng giúp bạn đọc có quyết định sáng suốt và chính xác hơn
Đầy đủ Minh bạch Giá trị Hữu íchDOANH NGHIỆP: Được đăng tải thông tin MIỄN PHÍ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!