Top 9 việc nên kiêng sau khi nâng mũi bằng chỉ
Để vết thương ở mũi nhanh lành và giúp mũi lên form chuẩn đẹp, bạn cần kiêng cữ một số vấn đề sau khi thẩm mỹ mũi. Nếu đang băn khoăn về vấn đề Nên kiêng gì sau khi nâng mũi bằng chỉ?, bạn có thể tham khảo một số thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Nên kiêng gì sau khi nâng mũi bằng chỉ?
Nâng mũi bằng chỉ là phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng chỉ thẩm mỹ (chỉ collagen, chỉ sinh học, chỉ Hiko,…) để tăng chiều cao cho sống mũi và giúp tạo đầu mũi thon gọn, thanh thoát. Chỉ được đưa vào cấu trúc mũi thông qua vết cắt rất nhỏ nên hầu như không mất quá nhiều thời gian thực hiện, mức độ xâm lấn và phục hồi nhanh hơn so với phẫu thuật nâng mũi.
Chính vì mức độ xâm lấn không đáng kể nên nhiều người chủ quan trong quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi bằng chỉ. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng mũi chậm lành, dáng mũi lệch vẹo, kém tự nhiên, mũi bị viêm nhiễm, hoại tử,… Vì vậy, vấn đề “Nên kiêng gì sau khi nâng mũi bằng chỉ?” là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bạn đọc.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng mũi bằng chỉ cần kiêng cữ một số hoạt động sau:
#01Tránh các tác động lên vùng mũi
Tránh tác động lên vùng mũi là vấn đề cần phải chú ý sau khi can thiệp bất cứ biện pháp nâng mũi nào. Bởi mũi cần 2 thời gian nhất định để ổn định cấu trúc. Tác động vào vùng mũi (dụi mũi, véo mũi,…) có thể tác động đến bó chỉ bên trong cấu trúc mũi và ảnh hưởng không nhỏ đến dáng mũi. Chính vì vậy trong 7 – 14 ngày sau khi thực hiện, bạn cần hạn chế tối đa các tác động lên cơ quan này.
Thực tế, việc hạn chế các tác động lên vùng mũi nên được duy trì trong suốt thời gian dài – ngay cả khi cấu trúc mũi đã ổn định hoàn toàn. Tác động liên tục lên cơ quan này có thể khiến cấu trúc bị ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả của phương pháp.
#02Hạn chế nằm sấp, nằm nghiêng
Sau khi nâng mũi bằng chỉ, cần tránh nằm sấp bởi tư thế này đè nén trực tiếp lên vùng mũi và có thể khiến mũi sưng đỏ, lệch vẹo, đau nhức,… Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế nằm nghiêng trong thời gian chờ mũi ổn định. Nằm nghiêng có thể khiến dáng mũi bị lệch hẳn sang 1 bên, đồng thời trở nên kém tự nhiên và cân đối.
Để dáng mũi lên form chuẩn đẹp, bạn nên nằm ngửa trong ít nhất 7 – 14 ngày. Sau khi mũi đã ổn định, bạn có thể nằm nghiêng nhưng cần tránh tuyệt đối tư thế nằm sấp.
#03Tránh đồ uống chứa cồn, thuốc lá
Đồ uống chứa cồn và thuốc lá không ảnh hưởng đến dáng mũi sau khi nâng. Tuy nhiên, khói thuốc và ethanol (cồn) có thể làm chậm quá trình phục hồi, tái tạo cấu trúc mũi, dẫn đến tình trạng mũi kém ổn định, sưng đau và dễ viêm nhiễm.
Ở một số người có cơ địa nhạy cảm, dùng đồ uống chứa cồn và thuốc lá còn có thể gây dị ứng trong thời gian phục hồi sau khi nâng mũi. Phản ứng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của phương pháp và tăng nguy cơ viêm nhiễm, mưng mủ.
#04Kiêng cữ một số loại thực phẩm
Ngoài rượu bia và thuốc lá, bạn cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, sẹo lồi và sẹo lõm như:
- Rau muống: Rau muống là loại thực phẩm dễ gây sẹo lồi và sẹo thâm. Do đó để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, bạn nên kiêng cữ loại rau này cho đến khi vùng mũi lành hoàn toàn.
- Thịt bò: Tương tự như rau muống, thịt bò cũng là loại thực phẩm dễ để lại sẹo thâm và sẹo lồi. Vì vậy để hạn chế sẹo xấu, nên tránh dùng các món ăn từ loại thực phẩm này trong ít nhất 7 – 14 ngày.
- Đậu phộng, mè, hải sản: Đậu phộng, mè và hải sản là các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Tình trạng dị ứng xảy ra sau khi nâng mũi bằng chỉ có thể khiến vết thương chậm lành, dễ bị mưng mủ và để lại sẹo.
- Đồ nếp: Đồ nếp dễ khiến vết thương mưng mủ, ngứa ngáy và chậm lành. Vì vậy trong thời gian chờ vết thương lành hẳn, bạn nên hạn chế ăn xôi, chè và các món ăn từ nếp khác.
Song song với việc kiêng cữ các loại thực phẩm này, bạn nên bổ sung đủ nước, tăng cường rau xanh, trái cây, cá và một số loại thực phẩm lành mạnh khác vào chế độ dinh dưỡng. Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tái tạo vết thương.
#05Hạn chế vận động mạnh
Sau khi nâng mũi bằng chỉ, bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh như chạy bộ, mang vác vật nặng, lao động nặng nhọc, nâng tạ,… Mặc dù không tác động trực tiếp đến vùng mũi nhưng các hoạt động kể trên có thể dáng mũi kém tự nhiên và không đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn.
Do đó trong thời gian chờ mũi ổn định hoàn toàn, bạn nên hạn chế vận động mạnh. Thay vào đó, nên dành thời gian nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
#06Kiêng đeo kính, trang điểm
Nâng mũi bằng chỉ là phương pháp cải thiện độ cao của mũi bằng chỉ. Do đó, dáng mũi dễ bị tác động hơn so với phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo và sụn tự thân. Để hạn chế tình trạng mũi lệch vẹo, bạn nên tránh đeo kính trong ít nhất 5 – 7 ngày. Nếu bị cận, có thể dùng kính áp tròng hoặc kính cận gọng nhẹ để làm giảm áp lực lên phần sống mũi.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế trang điểm trong thời gian phục hồi. Lớp trang điểm có thể gây bí và tăng nguy cơ viêm nhiễm vết thương ở vùng mũi. Bên cạnh đó, thao tác trang điểm và tẩy trang cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cấu trúc vùng mũi.
#07Kiêng nước trong 5 – 7 ngày
Mặc dù không phải phẫu thuật nhưng nâng mũi bằng chỉ có thực hiện đường rạch nhỏ để đưa bó chỉ vào bên trong cấu trúc. Vì vậy, bạn nên kiêng cữ nước trong vòng 5 – 7 ngày cho đến khi vết thương lành hẳn. Trong thời gian này, nên sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch vùng mũi và da mặt để ngăn ngừa viêm nhiễm.
Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế một số hoạt động phải tiếp xúc với nước trong thời gian này như bơi lội, các trò chơi thể thao trên biển,…
#08Tránh “chuyện ấy” sau khi nâng mũi bằng chỉ
Trong 15 ngày đầu tiên sau khi nâng mũi bằng chỉ, bạn nên kiêng cữ sinh hoạt vợ chồng. Bởi “chuyện ấy” ít nhiều ảnh hưởng đến cấu trúc cùng mũi. Hơn nữa trong quá trình sinh hoạt tình dục, vùng mũi có thể bị tác động dẫn đến hiện tượng lệch mũi, mũi bị méo và lên form kém tự nhiên.
#09Một số vấn đề cần kiêng cữ khác
Ngoài ra sau khi nâng mũi bằng chỉ, bạn cần kiêng cữ một số vấn đề sau:
- Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng – đặc biệt là những yếu tố có khả năng gây dị ứng mũi như phấn hoa, lông chó mèo, mủ thực vật, hóa chất,… Hiện tượng dị ứng có thể khiến mũi phù nề, viêm đỏ và ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc mũi.
- Hạn chế thức khuya, thiếu ngủ và căng thẳng trong ít nhất 7 – 10 ngày sau khi nâng ngủ. Tình trạng ngủ không đủ giấc và stress quá mức có thể khiến mũi chậm lành, dễ viêm nhiễm và lên form không tự nhiên.
- Tuyệt đối không xông hơi sau khi nâng mũi bằng chỉ. Hơi nước cùng với nhiệt độ ấm có thể khiến chỉ nâng bị giãn, gây kích ứng vết thương hở và ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc mũi sau khi nâng.
Hy vọng qua những giải đáp “Nên kiêng gì sau khi nâng mũi bằng chỉ?”, bạn đọc có thể lên kế hoạch chăm sóc hợp lý để mũi nhanh lành và lên form tự nhiên. Để được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc khoa học, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi bằng chỉ đúng cách
- Top 13 Bác Sĩ Nâng Mũi giỏi & đẹp tại TPHCM nổi tiếng, tay nghề cao
- Top 12 Thẩm mỹ viện tại Hà Nội: uy tín chuyên nghiệp nhất
- Top 11 địa chỉ nâng mũi tại Hà Nội đẹp, uy tín nhất
topAZ Review có 4 tiêu chí rõ ràng giúp bạn đọc có quyết định sáng suốt và chính xác hơn
Đầy đủ Minh bạch Giá trị Hữu íchDOANH NGHIỆP: Được đăng tải thông tin MIỄN PHÍ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!